logo

Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 2: Hội nhập kinh tế quốc tế

icon_facebook

Chào mừng các em đến với phần Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 2. Hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về Hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và Trả lời ngắn, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.

Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững tình hình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta nhé!


Dạng 1: Trắc nghiệm KTPL 12 Bài 2 nhiều phương án lựa chọn

Câu 1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư?

A. Của tư nhân, công ty vào một công ty ở nước khác và trực tiếp điều hành công ty đó.
B. Mua cổ phiếu, trái phiếu của một doanh nghiệp ở nước khác.
C. Cho vay ưu đãi giữa chính phủ các nước.
D. Dùng cải cách hành chính, tư pháp, tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước.

Câu 2: Việt Nam kí kết bao nhiêu hiệp định thương mại song phương?

A. 90 hiệp định.
B. Hơn 90 hiệp định.
C. 80 hiệp định.
D. Hơn 80 hiệp định.

Câu 3: Công ty chế biến thuỷ sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá tra. Điều này gây ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp trong nước bởi vì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam?

A. Công ty chế biến thủy sản M bị Hoa Kỳ cáo buộc bán phá giá cá ba sa.
B. Cáo buộc bán phá giá của Hoa Kỳ đối với công ty chế biến thủy sản M chỉ ảnh hưởng đến công ty M mà không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác trong nước.
C. Việc bị cáo buộc bán phá giá có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt thương mại từ phía Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Câu 4: Phát biểu nào sai?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế của quốc gia này với nền kinh tế của quốc gia khác trên thế giới.
B. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ giữa các quốc gia được xây dựng trên nguyên tắc cùng có lợi.
C. Khi tham gia một tổ chức kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia thành viên không chỉ có nghĩa vụ tuân thủ mà phải chủ động đề xuất, tham gia xây dựng những điều khoản quy định của tổ chức.
D. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia thường chú trọng đến liên kết với các quốc gia có trình độ phát triển tương đồng.

Câu 5: Câu nào dưới đây thể hiện đúng sự cần thiết của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế chỉ cần thiết với những quốc gia đang thiếu các nguồn lực về vốn, lao động, tài nguyên
B. Hội nhập kinh tế làm cho nền kinh tế quốc gia ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài
C. Hội nhập kinh tế làm cho nền kinh tế quốc gia phát triển bền vững
D. Hội nhập kinh tế chỉ cần thiết với các quốc gia đang phát triển cần theo kịp các nước tiên tiến.

Câu 6: Em đồng tình với nhận định nào sau đây về hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
B. Một quốc gia khi tham gia vào tổ chức nào thì sẽ tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra
C. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
D. Hội nhập kinh tế quốc tế chỉ cần thiết với các quốc gia đang phát triển

Câu 7: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực được kí kết vào thời gian nào?

A. Ngày 14-11-2020.
B. Ngày 15-11-2020.
C. Ngày 16-11-2020.
D. Ngày 17-11-2020.

Câu 8: Tính đến năm 2020, WTO có bao nhiêu quốc gia thành viên?

A. 163
B. 164
C. 165
D. 166

Câu 9: Hội nhập kinh tế là:

A. tạo cơ hội để mỗi quốc gia mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại.
B. mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn.
C. phát triển xuất khẩu, du lịch,… tạo môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác toàn diện trong khu vực.
D. quá trình một quốc gia thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.

Câu 10. Nhận định nào sau đây đúng về hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới chỉ cần tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
B. Một quốc gia khi tham gia vào một tổ chức quốc tế thì sẽ phải tuân thủ các quy định do tổ chức đó đặt ra.
C. Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế là gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
D. Các quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế dựa vào trình độ phát triển tương đồng.

Câu 11: Thế nào là hội nhập kinh tế song phương?

A. Là sự liên kết đa quốc gia trong cùng khu vực.
B. Là sự liên kết và hợp tác giữa năm quốc gia.
C. Là sự liên kết, hợp tác giữa hai quốc gia.
D. Là sự hợp tác giữa ba quốc gia.

Câu 12: Năm 2020, Việt Nam thuộc top bao nhiêu quốc gia thu hút nhiều FDI nhất thế giới?

A. Top 3.
B. Top 5.
C. Top 10.
D. Top 20.

Câu 13: Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác xong phương với bao nhiêu quốc gia trên thế giới?

A. Hơn 170 quốc gia.
B. 168 quốc gia.
C. Hơn 120 quốc gia.
D. 152 quốc gia.

Câu 14. Đâu không phải cấp độ của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế song phương.
B. Hội nhập kinh tế khu vực.
C. Hội nhập với nền kinh tế thế giới.
D. Hội nhập kinh tế tự động.

Câu 15: Hội nhập kinh tế là:

A. quá trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực dựa trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa,…
B. quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức kinh tế toàn cầu.
C. sự liên kết hợp tác, giữa hai quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng, cung có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyển của nhau.
D. quá trình một quốc gia thưc hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế các quốc gia trong khu vực.

Câu 16: Đâu không phải là hoạt động kinh tế đối ngoại?

A. Thương mại quốc tế.
B. Đầu tư quốc tế.
C. Các dịch vụ thu ngoại lệ.
D. Thị trường chung.

Câu 17: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào năm nào?

A. Năm 2005.
B. Năm 2006.
C. Năm 2007.
D. Năm 2008.

Câu 18: Hiệp định thương mại tự do là gì?

A. Là thỏa thuận giữa các bên tham gia nhằm xóa bỏ hầu hết hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhưng vẫn duy trì phí thuế quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài hiệp định.
B. Là phương thức thấp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng có lịch sử hình thành lâu đời nhất.
C. Là hình thức xóa bỏ thuế quan và những hàng rào phi thuế quan đối với những hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ buôn bán của các nước thành viên, đồng thời thiết lập và áp dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác.
D. Là hình thức các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời xây dựng chính sách kinh tế chung, thực hiện những mục tiêu chung cho toàn liên minh.

Câu 19: Năm nào là năm thứ 7 liên tiếp Việt Nam có cán cân thương mại đạt mức thặng dư?

A. Năm 2020.
B. Năm 2021.
C. Năm 2022.
D. Năm 2023.

Câu 20: Đâu không phải cấp độ của hội nhập kinh tế quốc tế?

A. Hội nhập kinh tế song phương.
B. Hội nhập kinh tế khu vực.
C. Hội nhập với nền kinh tế thế giới.
D. Hội nhập kinh tế tự động.


Dạng II: Trắc nghiệm đúng sai KTPL 12 Bài 2

Câu 1: trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai: 

Việt Nam ngày càng thực sự phát huy vai trò của mình trong việc tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình liên kết khu vực và thế giới. Là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995, nước ta tham gia tích cực và đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, tham gia các tổ chức và diễn đàn khác như Diễn đàn An ninh khu vực (ARF), Cộng đồng kinh tế châu Á - Thái bình dương (APEC) Diễn đàn cấp cao Đông Á (EAS), Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào không liên kết... Nước ta đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực và đang đàm phán các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định đối tác hợp tác kinh tế khu vực (RCEP).

a) Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào không liên kết là biểu hiện của hình thức hội nhập kinh tế quốc tế. 

Sai, đây là hình thức hợp tác về chính trị, văn hóa.

b) Việt Nam cần vừa hội nhập kinh tế song phương vừa hội nhập kinh tế đa phương. 

Đúng, đa dạng hóa hình thức nhằm phát huy được những lợi thế của đất nước. 

c) Kết hợp chặt chẽ hội nhập về kinh tế với hội nhập về chính trị, văn hóa. 

Đúng, đây là hình thức hợp tác toàn diện và sâu rộng. 

d) Khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên phải tuân thủ các quy định do các nước phát triển đặt ra.

 Sai, mọi quốc gia đều bình đẳng và tuân thủ nguyên tắc chung.

Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được củng cố toàn diện trong giai đoạn 2011 - 2022. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến năm 2020, Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đến năm 2022, tổng số quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ. Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích, góp phần gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

a) Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và chiên lực toàn diện là thể hiện hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ khu vực. 

Sai, đây là hình thức song phương giữa hai quốc gia với nhau.

b) Hội nhập kinh tế quốc tế không góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam. 

Sai, thông qua hội nhập kinh tế quốc tế, hàng hóa nước ta đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP.

c) Nước ta đang phát triển vì vậy khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ lợi ích của mình để hội nhập. 

Sai, khi hội nhập kinh tế quốc tế các nước cùng bình đẳng, cùng có lợi.

d) Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam đến với các thị trường trên thế giới. 

Đúng, thông qua các hiệp định kinh tế giúp hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường thế giới.

Câu 3: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập và hoạt động từ ngày 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tham gia WTO, các quốc gia được hưởng các quy định về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

a) Tổ chức quốc tế trong thông tin trên thuộc cấp độ hội nhập khu vực. 

Sai, tổ chức quốc tế trong thông tin trên là hội nhập toàn cầu.

b) Cấp độ hội nhập các quốc gia tham gia trong thông tin là hội nhập toàn cầu. 

Đúng.

c) Tham gia tổ chức quốc tế, chỉ có các nước phát triển được hưởng lợi ích. Sai, các quốc gia được hưởng lợi ích.

d) Các quốc gia tham gia tổ chức quốc tế trên không nhất thiết phải tuân thủ các quy định chung của tổ chức. Sai.

Câu 4: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:

Đến nay, nước ta đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có
4 đối tác chiến lược toàn diện, 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện); có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới; trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác, phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương.

a) Nước ta có quan hệ hợp tác kinh tế với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Sai, đây là quan hệ về ngoại giao, trong số này có những nước vừa có quan hệ ngoại giao vừa quan hệ kinh tế.

b) Việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương giúp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại.

Đúng, thông qua các hoạt động này chúng ta có thể mở rộng thị trường xuất khẩu ra thế giới.

c) Kinh tế đối ngoại là yếu tố giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 

Đúng, vì thông qua hoạt động này thúc đẩy hàng hóa giao lưu với thế giới từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế.

d) Hoạt động kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành chính sách đối ngoại của Việt Nam. 

Đúng, vì trong công tác đối ngoại thì hoạt động kinh tế đối ngoại có vai trò quan trọng.

icon-date
Xuất bản : 14/11/2024 - Cập nhật : 14/11/2024

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads