Chào mừng các em đến với phần Trắc nghiệm Đúng sai KTPL 12 Bài 1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đây là bài kiểm tra kiến thức cơ bản về Tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta. Thông qua hình thức câu hỏi Đúng/Sai và trắc nghiệm, các em sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận biết thông tin chính xác và trình bày ngắn gọn, súc tích.
Hãy thử sức với các câu hỏi dưới đây để củng cố kiến thức và nắm vững tình hìnhTăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta nhé!
Câu 1: Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tăng trưởng kinh tế?
A. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
B. Tạo đà phát triển nhanh và vững chắc cho nền kinh tế.
C. Nâng cao phúc lợi xã hội.
D. Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Câu 2: Ý nghĩa về sự tăng lên của GDP VÀ GNI trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế?
A. Phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế và thu nhập, mức sống của người dân có sự cải thiện.
B. Là thước đo sản lượng của thế giới.
C. Tạo điều kiện để giải quyết việc làm.
D. Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các tiêu chí.
Câu 3: Chỉ tiêu phát triển kinh tế bao gồm:
A. Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế
B. Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế
C. Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội
D. Tất cả các phương án trên
Câu 4: Phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:
A. Tăng trưởng kinh tế phản ánh sự biến đổi về chất, phát triển kinh tế phản ánh sự biến đổi về lượng.
B. Tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng, chưa phản ánh sự biến đổi về chất của một nền kinh tế. Phát triển kinh tế có phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn, bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.
C. Tăng trưởng kinh tế có phạm vi rộng hơn phát triển kinh tế
D. Phát triển kinh tế bao hàm cả tăng trưởng kinh tế
Câu 5: Phát triển bền vững là gì?
A. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển chính trị, phát triển xã hội.
B. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội.
C. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, phát triển xã hội.
D. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển dịch vụ, phát triển xã hội.
Câu 6: Cơ cấu kinh tế là gì?
A. Là sự lớn lên về quy mô với những thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, mang lại những chuyển biến tích cực về xã hội.
B. Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các tiêu chí.
C. Là tổng thể các mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc gia.
D. Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.
Câu 7: Tổng thu nhập quốc dân được viết tắt là gì?
A. USD.
B. HDI.
C. GNI.
D. GDP.
Câu 8: GDP là gì?
A. Là thước đo sản lượng quốc gia.
B. Là thước đo sản lượng châu lục.
C. Là thước đo sản lượng của thế giới.
D. Là thước đo sản lượng thành phố.
Câu 9: Đâu không phải là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?
A. Tổng sản phẩm quốc nội.
B. Tổng thu nhập quốc dân.
C. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
D. Tổng thu nhập kinh tế.
Câu 10: Vì sao tiến bộ xã hội là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia?
A. Vì thực chất của tiến bộ xã hội là giải quyết hài hòa giữa sự phát triển kinh tế với phát triển xã hội.
B. Vì tiến bộ xã hội là cơ sở việc nâng cao đời sống vật chất của mỗi người dân trong một quốc gia.
Câu 11: Tăng trưởng kinh tế là:
A. sự tăng lên trong thu nhập của mỗi cá nhân trong một thời kì nhất định.
B. sự tăng lên về tài sản của từng người trong xã hội trong năm nay so với năm trước.
C. sự gia tăng về quy mô của một nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
D. sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định.
Câu 12: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa các mặt nào của sự phát triển?
A. Kinh tế, xã hội và y tế.
B. Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
C. Giáo dục, xã hội và kinh tế.
D. Bảo vệ môi trường, giáo dục và kinh tế.
Câu 13: Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập phản ánh tình trạng gì?
A. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng phân hóa rõ rệt.
B. Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư.
C. Mức sống của người dân ngày càng tăng lên.
D. Sự phát triển của con người qua các tiêu chí.
Câu 14: Trong các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội dưới đây, chỉ tiêu nào không phải là chỉ tiêu thành phần thuộc về Chỉ số phát triển con người?
A. Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh.
B. Số năm đi học bình quân và số năm đi học kì vọng.
C. Tỉ lệ nghèo đa chiều.
D. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
Câu 15: Điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam là:
A. tăng trưởng kinh tế.
B. phát triển con người.
C. phát triển kinh tế.
D. phát triển bền vững.
Câu 16: Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người là:
A. thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm.
B. thước đo mức sống người dân của một quốc gia.
C. thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.
D. thước đo sản lượng quốc gia.
Câu 17: Phát triển kinh tế là:
A. sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.
B. làm cho trình dộ phát triển sản xuất của quốc gia được nâng cao cả về lực lượng lẫn sản xuất.
C. sự gia tăng về lượng của GDP, GNI nhưng bên trong là sự lớn lên của các nguồn lực.
D. điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển.
Câu 18: Phát triển kinh tế có vai trò quan trọng trong việc:
A. tạo điều kiện để có thêm việc làm.
B. phát triển năng lực cạnh tranh.
C. nâng cao trình độ, hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.
D. tăng tích lũy để mở rộng sản xuất.
Câu 19: Đâu không là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?
A. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
B. Tổng thu nhập quốc dân (GNI).
C. Chỉ số về tiến bộ xã hội.
D. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).
Câu 20. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra:
A. những tác động tiêu cực, cản trở quá trình phát triển bền vững của quốc gia.
B. nâng cao chất lượng tăng trưởng.
C. giữ vững ổn định chính trị.
D. nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Câu 1: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Theo Tổng cục Thống kê năm 2022, tổng tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước là 9,35%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là 5,2% và tỷ lệ hộ cận nghèo là 4,15%. Theo báo cáo, Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam là 0,703 vào năm 2021, tăng hai bậc trên bảng xếp hạng toàn cầu, lên vị trí 115/191 quốc gia, thuộc nhóm trung bình cao của thế giới. Điều này cho thấy, kinh tế, xã hội của nước ta đang tiếp tục phát triển và là điểm sáng thứ hai châu Á về tốc độ tăng GDP, cải thiện về thu hút FDI, vốn gián tiếp, kiều hối và phát triển du lịch, nông nghiệp và một số ngành công nghiệp phụ trợ gắn với xuất khẩu. Để thực hiện và giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội, nhất định chúng ta phải xây dựng môi trường xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với một hệ giá trị thật sự tiến bộ.
a) Chỉ số phát triển con người (HDI) tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước.
=> Đúng, vì khi tăng trưởng kinh tế cao sẽ tạo những tiền đề vật chất để thực hiện các mục tiêu về con người.
b) Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tốc độc tăng một quốc gia.
=> Sai, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo nó là tiêu chỉ để đánh giá sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
c) Việt Nam đã giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế.
=> Đúng, những kết quả đạt được về tốc độ tăng GDP, về tỷ lệ hộ nghèo, về chỉ số con người đã phản ánh nước ta giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế
d) Thực hiện nền kinh tế xanh, nền kinh tế tuần hoàn, nền kinh tế hướng tới con người là mục tiêu của tăng trưởng kinh tế.
=> Sai, đây là những nội dung cơ bản phản ánh sự phát triển bền vững.
Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38%. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).
a) Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch chưa phù hợp với các chỉ tiêu về phát triển kinh tế.
=> Sai, cơ cấu ngành kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn, nông nghiệp ngày càng giảm.
b) Thu nhập 4284,5USD/1 người năm 2023 thể hiện thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người của nước ta.
=> Sai đây là thu nhập quốc nội theo đầu người (GDP/người)
c) Năng suất lao động là một chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia.
=> Sai, đây chỉ nói vè trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
d) Trình độ của người lao động là tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế.
=> Sai, đây chỉ nói về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Câu 3: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Theo Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05% và có xu hướng tăng dân theo thời gian, quý IV đạt 6,72%, cao nhất so với quý III, II và quý 1 (tương ứng đạt 5,47, 4,25% và 3,41%), cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực cũng như nhiều nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.
a) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt mức cao nhất so với các năm trước đó.
(Đúng vì tốc độ tăng trưởng dương tức là đã bằng năm trước đó và tăng thêm)
b) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tỉ lệ thuận với mức thu nhập và đời sống của người dân.
(Đúng vì GDP tăng sẽ làm cho thu nhập theo đầu người tăng)
c) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cho thấy Việt Nam là quốc gia có mức sống cao. (Sai, GDP không phản ánh mức sống của người dân)
d) Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là căn cứ để so sánh với sự tăng trưởng kinh tế của năm 2024.( Đúng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm sau sẽ lấy năm trước làm căn cứ)
Câu 4: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Tính chung thời kì thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 - 2020), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỉ USD năm 2010 lên 268,4 tỉ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020. Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh, từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7% năm 2015 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015) và giảm từ 9,2% năm 2016 xuống dưới 3% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều). Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
a) Trong giai đoạn 2011 – 2020 Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Đúng, điều này thể hiện ở quy mô GDP tăng 2.4 lần sau 10 năm.
b) Phát triển kinh tế góp phần giúp nước ta thực hiện tốt các vấn đề xã hội. Đúng, nhờ phát triển kinh tế, chúng ta có tiềm lực vật chất thực hiện các vấn đề xã hội.
c) Việc chúng ta đầu tư nhiều cho phát triển xã hội sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Sai, Việt Nam luôn chú trọng cả phát triển kinh tế và xã hội, phát triển xã hội sẽ tạo tiềm lực để phát triển kinh tế.
d) Trong quá trình phát triển, Việt Nam luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Đúng, đây là thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta.
Câu 5: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai:
Về kinh tế, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tỉnh theo GDP tăng lên 3.200 - 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ.
a) Kết quả tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 đạt trung bình 7%/năm tạo tiền đề vật chất thúc đẩy các chỉ tiêu về phát triển kinh tế. Đúng, nhờ có sự tăng trưởng kinh tế, chúng ta có cơ sở để thực hiện tốt các vấn đề xã hội.
b) Thu nhập theo đầu người từ 3.500 USD giảm xuống còn 2052 USD phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều hướng đi xuống. Sai, 3500 USD đây là con số tỉnh theo GDP, còn 2052 là thu nhập quốc dân bình quân đầu người.
c) Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng tăng là kết quả của việc thực hiện tăng trưởng kinh tế cao. Đúng, nhờ có tăng trưởng kinh tế đã tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển về xã hội.
d) Với 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế là thể hiện các chỉ tiêu về tiến bộ xã hội khi nước ta phát triển kinh tế. Đúng, đây là những chỉ tiêu về xã hội, nó thể hiện kết quả phát triển kinh tế ở Việt Nam.