logo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 8 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 8 ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 8: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ trung đại trang 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51 dễ hiểu.

Bài 8. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại trang 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51 Lịch sử và Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại


I. Cơ sở hình thành


1. Điều kiện tự nhiên

Nền văn minh Ấn Độ được hình thành và phát triển từ lưu vực 2 dòng sông là sông Ấn và sông Hằng

- Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương, giao lưu văn hóa. Khí hậu nhiệt đợt gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát. 

- Phía bắc có dãy Himalaya với khu vực đồi núi rộng lớn.

- Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng – nơi khởi nguồn của những trung tâm văn minh.

- Phía Nam có cao nguyên Đê-can, được mệnh danh là vùng đất cổ xưa nhất, tạo nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa.


2. Dân cư

Sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ bắt nguồn từ sự du nhập của nhiều tộc người khác nhau

- Từ thiên niên kỉ III đến thiên niên kỉ II TCN, cư dân bản địa sống ở lưu vực sông Ấn được gọi là người Ha-ráp-pan.

- Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-an gốc I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn 

- Tộc người Đra-vi-đi-an ở phía nam Ấn Độ, các thời kì sau đó có sự du nhập của người Hy Lạp, Hung Nô, A-rập,…


3. Tình hình kinh tế

Kinh tế Ấn Độ thời cổ - trung đại có nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đóng vai trò chủ đạo

- Từ thời cổ đại, dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thủy lợi (đào mương, đắp đập), người Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp 

- Người dân có kiến thức và biết trồng nhiều loại cây khác nhau (lúa mì, lúa mạch,…) và chăn nuôi gia súc, gia cầm.

- Thủ công nghiệp xuất hiện với các ngành nghề như luyện kim, gốm, dệt,…

- Hoạt động thương mại trong và ngoài nước phát triển. Thị trường buôn bán mở rộng và mặt hàng vô cùng phong phú, đa dạng.


4. Tình hình chính trị xã hội

- Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố vào thiên niên kỉ III TCN, 

- Thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa xuất hiện từ giữa thiên niên kỉ II đến giữa thiên niên kỉ I TCN là 

- Các quốc gia cổ đại và vương triều được thành lập trong khoảng thế kỉ VI TCN đến giữa thế kỉ IV

- Chế độ phong kiến xác lập và phát triển thịnh đạt ở giai đoạn vương triều Mô-gôn từ thế kỉ IV, c

- Giữa thế kỉ XIX, thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh 


II. Thành tựu văn minh tiêu biểu


1. Chữ viết và văn học

Chữ viết

Đầu tiên của Ấn Độ là loại kí tự cổ, khắc trên hơn 3 000 con dấu được tìm thấy ở di chỉ văn minh sông Ấn. Tiếp theo là chữ cổ Bra-mi, cơ sở để xây dựng chữ Phạn, còn gọi là chữ Xan-xcrit, chữ viết chính thức của Ấn Độ từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ X. Về sau, chữ Hin-đi được sáng tạo và trở thành chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ.

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 8 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Văn học

Văn học Ấn Độ đặc sắc phản ánh đời sống tinh thần phong phú. Tác phẩm cổ xưa nhất là kinh Vê-đa, có 4 tập, là pho thần thoại sinh động của người A-ri-a. Bộ sử thi đồ sộ Ma-ha-bha-ra-ta là bộ sử thi lớn nhất, được coi là “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội, tư tưởng, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại. Bộ sử thi Ra-ma-y-a-na nói về mối tình đẹp nhưng đầy trắc trở giữa hoàng tử Ra-ma với nàng Xi-ta trong cuộc chiến bảo vệ cái thiện, diệt trừ cái ác.

Từ thế kỉ V, kịch thơ chữ Phạn phát triển, tiêu biểu là tác giả Ka-li-đa-sa với vở kịch thơ được xem là hay nhất của Ấn Độ - Sơ-cun-tơ-la. Thời kì sau xuất hiện nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Hin-đi.


2. Tôn giáo và triết học

Tôn giáo

Bà La Môn giáo là tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ thiên niên kỉ I TCN; giáo lí chủ yếu dựa theo bộ kinh Vê-đa. Bà La Môn giáo thờ các vị thần tối cao là Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo vệ), Si-va (thần Huỷ diệt). Tư tưởng của tôn giáo này nói về thuyết luân hồi và nghiệp báo, trở thành công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp.

Hin-đu giáo (Ấn Độ giáo) ra đời trên cơ sở Bà La Môn giáo, do đó vẫn giữ nguyên quan điểm về số phận con người (luân hồi, nghiệp báo và giải thoát). Hin-đu giáo vẫn tôn thờ ba thần chủ yếu, ngoài ra còn thêm một số vị thần khác (thần Khi, thần Bò,...). Về sau Hin-đu giáo chia thành hai phái, phái thờ thần Vis-nu và phái thờ thần Si-va.

Đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VỊ TCN, theo truyền thuyết do Xít-đác-ta Gô-ta-ma sáng lập. Phật giáo chủ trương không phân biệt đẳng
cấp, tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện; lí giải nguyên nhân nỗi khổ, cách thức giải thoát với “Tứ diệu đế; “Bát chính đạo” và luật nhân - quả. Các tín đồ Phật giáo phải thực hiện kiêng năm điều (gọi là“Ngũ giới").

Ngoài ra, Ấn Độ còn có nhiều tôn giáo khác như đạo Giai-nơ, đạo Sích,... và nhiều tín ngưỡng thờ thần, tạo nên đời sống tâm linh vô cùng phong phú.

Triết học

Các trào lưu triết học của Ấn Độ đề cập đến nhiều vấn để cơ bản của triết học, từ các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, tư duy, tình cảm đến các hoạt động của các thế hệ triết gia. Đặc sắc nhất là tư tưởng giải thoát.


3. Nghệ thuật

- Hầu hết nghệ thuật Ấn Độ cổ đại đều phục vụ một tôn giáo nhất định. 

- Nghệ thuật Ấn Độ có thể chia ra ba dòng khác nhau: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo.

- Nghệ thuật xuất phát từ thực tế cuộc sống nên tính hiện thực trong các tác phẩm nghệ thuật Ấn Độ vẫn thể hiện tính hiện thực rõ nét. 

Ví dụ tượng nhiều tay nhiều đầu mô phỏng theo tư thế của các đội múa trong đền và cung đình.


4. Khoa học kĩ thuật

- Thiên văn học: Người Ấn Độ sáng tạo ra lịch thiên văn với tháng, tuần, ngày. Họ nhận thức chính xác về hình dạng Trái Đất và các hành tinh trong hệ mặt trời.

- Toán học: người Ấn đã sáng tạo nên hệ thống 10 chữ số, sáng tạo ra số 0, tính được chính xác số

- Vật lí: biết được lực hút của Trái Đất là bao nhiêu, tìm và phát biểu được thuyết Nguyên tử

- Hóa học: do nhu cầu của các nghề thủ công như nhuộm, thuộc da,…mà ngành này đã sớm hình thành và phát triển. 

- Y học: dùng để tìm hiểu cơ thể của con người, chữa bệnh thông qua thuốc tê, thuốc mệ, phẫu thuật, sử dụng các thảo mộc,…

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 8 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022