logo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Chân trời sáng tạo. Tổng hợp, tóm lược nội dung Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại trang 19, 20, 21, 22, 23 dễ hiểu.

Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại trang 19, 20, 21, 22, 23 Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo

>>> Xem thêm: Soạn Sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại


I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên 


1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn vá phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Sử học nghiên cứu, phục dựng lại bức tranh hiện thực lịch sử, xác định giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học cần được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Kết quả nghiên cứu của Sử học khẳng định giá trị của các di sản văn hoá, là cơ sở để bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị của các di sản đó.

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Phố cổ Hà Nội và Chùa Cầu là hai di sản văn hóa nổi tiếng của Việt Nam. Sở dĩ chúng được bảo tồn đến ngày nay là do những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn 

- Năm 1990, Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Đây là di tích lịch sử gắn với cảng Hội An được xây dựng vào thế kỉ XVI. Chùa Cầu là một trong những di tích lịch sử gắn liền với thương cảng Hội An được xây dựng vào thế kỉ XVI.

- Vào thế kỉ XVI, Chùa Cầu là một biểu tượng sáng giá của Hội An, dù đây là giai đoạn “Trịnh – Nguyễn phân tranh” song nền kinh tế xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ. 

- Đặc trưng kiến trúc của Chùa Cầu là chi tiết mái che bằng gỗ độc đáo, họa tiết trang trí nguồn gốc từ Nhật Bản. Bởi vậy, Chùa Cầu thể hiện sự giao thoa văn hóa hai nước Việt - Nhật.  

- Được xây dựng vào thế kỉ XX, Phố cổ Hà Nội là một “bộ lịch sử sống” cho thời kì Pháp thuộc của đất nước. 

- Di tích này có đặc trưng kiến trúc là sự đan xen độc đáo giữa kiến trúc cổ điển và kiến trúc của Pháp. Từ đó, Phố cổ Hà Nội là minh chứng cho sự giao thoa nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đương đại và kiến trúc Pháp thế kỉ XX. 


2. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên 

Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá, di sản thiên nhiên là hoạt động lưu giữ, bảo vệ và lan toả các giá trị những di sản của thời trước để lại, nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. Hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả thiết thực cho sự phát triển kinh tế, xã hội.


II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa


1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Sử học có vai trò thúc đẩy việc sáng tạo những sản phẩm hữu ích trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa: 

- Sử học cung cấp các chất liệu (tri thức, ý tưởng, cảm hứng) cho một số ngành nghệ thuật như điện ảnh, thời trang, âm nhạc,…

- Trong lĩnh vực phim ảnh, lịch sử là một đề tài, chủ đề có thể được khai thác, sáng tạo và làm nên những sản phẩm điện ảnh có giá trị. 

- Một số bộ phim điện ảnh lấy đề tài về lịch sử như: 300, Samurai cuối cùng, 47 lãng khách...

- Với những sử liệu, sự kiện lịch sử, tri thức lịch sử, các đạo diễn, biên tập thông qua lăng kính điện ảnh có thể xây dựng các diễn viên với ngoại hình, trang phục, lời thoại gần giống nhất với nhân vật lịch sử.


2. Vai trò của ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa và Sử học có mối liên hệ chặt chẽ với nhau:

- Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa cung cấp nhiều thông tin, tài liệu hữu ích cho Sử học. Nhờ đó, Sử học có dữ liệu để phục dựng, khôi phục lại bức tranh xã hội loài người trong quá khứ một cách chính xác, hoàn thiện và sinh động. 

- Tạo cơ hội phát triển nhiều ngành nghề mới do nhu cầu bên trong của công nghiệp văn hóa thúc đẩy Sử học nghiên cứu về các di sản khác nhau. 

Ví dụ:

- Lễ hội đua ghe Ngó không chỉ giúp quê hương Sóc Trăng được nhiều người biết tới mà còn đặt ra những vấn đề nghiên cứu cho ngành Sử học như: nguồn gốc, vai trò, giá trị văn hóa, yếu tố tinh thần của lễ hội... 

- Làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội hơn 500 năm tồn tại với hàng loạt các giá trị văn hóa nổi bật như: nghệ thuật tạo hình, điêu khắc, vẽ gốm...được lưu truyền từ quá khứ cho tới hiện tại. Nhờ vậy, Sử học sẽ nghiên cứu các vấn đề như: vị trí, tầm quan trọng...của làng nghề gốm Bát Tràng đối với nghề thủ công Việt Nam.


III. Sử học với phát triển du lịch 


1. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Di sản văn hoá là sản phẩm của lịch sử. Các di tích lịch sử - văn hoá là tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn to lớn, là động lực thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Phát huy giá trị di sản văn hoá gắn với hoạt động du lịch là đặc trưng quan trọng của bảo tồn di sản.

Du lịch khai thác các di sản văn hoá, lịch sử, giúp cho con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hoá. Trên thế giới, tiêu biểu là các di sản: Kim tự tháp (Ai Cập), đền Ta-giơ Ma-han (Ấn Độ), Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc),...; ở Việt Nam, tiêu biểu là các di sản: Phố cổ Hà Nội, Tràng An (Ninh Bình), Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Địa đạo Củ Chỉ (Thành phố Hồ Chí Minh),... đều trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.


2. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Du lịch có tầm quan trọng to lớn đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa:

- Du lịch vừa là sự tham quan, tìm hiểu về các di tích lịch sử, di sản văn hóa đồng thời là sự tương tác, trải nghiệm lý thú để hiểu rõ giá trị di sản, di tích ấy. 

- Thông qua các hoạt động du lịch mà việc bảo tồn, phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa địa phương được đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ. 

- Du lịch là hình thức hiệu quả để quảng bá hình ảnh, nét đẹp của các di tích lịch sử - văn hóa. Đồng thời, tạo ra các nguồn thu nhập nhất định để tiếp tục chu kì hoạt động bảo tồn, trùng tu và phát triển các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử,…

>>> Xem trọn bộ: Tóm tắt lý thuyết Sử 10 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sử 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!  

icon-date
Xuất bản : 16/07/2022 - Cập nhật : 29/07/2022
/*
*/