logo

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 8

Hệ thống, tóm tắt kiến thức Lịch sử 8 theo bài ngắn nhất bám sát nội dung chương trình học SGK Lịch sử 8, giúp các bạn ôn bài tốt hơn.

Cùng đến với bài viết sau của Top lời giải để ôn tập kiến thức toàn bộ Lịch sử 8 nhé:


Tóm tắt Lịch Sử 8 Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

1. Tình hình nước Anh:

a. Về kinh tế:

- Trước năm 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).

- Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.

b. Về chính trị:

Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

c. Về đối ngoại:

Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lược thuộc địa. Đến năm 1914, thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số nước Anh bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là: “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

2. Tình hình nước Pháp

a. Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới.

- Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô, …. Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Pháp cho các nước tư bản chậm tiến vay với lãi xuất rất cao.

=> Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là: “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

b. Về chính trị, đối ngoại:

Sau năm 1870, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập, đã thi hành chính sách đàn áp nhân dân, tích cực xâm lược thuộc địa.

=> Vì vậy, Pháp là đế quốc có thuộc địa lớn thứ hai thế giới (sau Anh), với 11 triệu km^2

3. Tình hình nước Đức

a. Về kinh tế:

- Trước năm 1870, công nghiệp Đức đứng hàng thứ ba thế giới (sau Anh, Pháp), nhưng từ khi hoàn thành thống nhất (1871), công nghiệp Đức phát triển rất nhanh, vượt qua Anh và Pháp, vươn lên thứ hai thế giới (sau Mĩ).

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ra đời, nhất là về luyện kim, than đá, sắt thép, … chi phối nền kinh tế Đức.

b. Về chính trị, đối ngoại:

- Đức là nước quân chủ lập hiến, theo thể chế liên bang, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại hết sức phản động, như: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực và chạy đua vũ trang.

- Đức là đế quốc “trẻ”, khi công nghiệp phát triển mạnh đòi hỏi cần có nhiều vốn, nguyên liệu và thị trường. Những thứ này ở các nước châu Á, châu Phi rất nhiều nhưng đã bị các đế quốc “già’ (Anh, Pháp) chiếm hết. Vì vậy, Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường thế giới.

=> Đặc điểm của đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến”.

4. Tình hình nước Mĩ

a. Về kinh tế:

- Trước năm 1870, tư bản Mĩ đứng thứ tư thế giới (sau Anh, Pháp và Đức).

- Từ năm 1870 trở đi, công nghiệp Mĩ đã phát triển mạnh, vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mĩ luôn gấp đôi Anh và gấp 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

- Công nghiệp phát triển mạnh đã dẫn đến sự tập trung tư bản cao độ. Nhiều công ti độc quyền ở Mĩ ra đời như:

+ “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ.

+ “vua thép” Moóc-gan.

+ “vua ô tô” Pho.

….

=> Chi phối toàn bộ nền kinh tế Mĩ. Mĩ là “chủ nghĩa đế quốc với những công ti độc quyền”.

- Nông nghiệp, nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất khẩu cho thị trường châu Âu.

b. Về chính trị, đối ngoại:

- Mĩ theo chế độ cộng hòa, đứng đầu là Tổng thống. Hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ cho giai cấp tư sản.

- Tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đôla để can thiệp vào khu vực Mĩ La-tinh.


Tóm tắt Lịch Sử 8 Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII


I. Nước Pháp trước cách mạng

1. Tình hình kinh tế:

- Giữa thế kỉ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu dùng cày, cuốc) nên năng suất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nhân dân rất khổ cực.

- Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế TBCN đã phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

2. Tình hình chính trị, xã hội

- Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu.

- Chế độ quân chủ chuyên chế: Chế độ chính trị của một nước, có triều đình phong kiến do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua. Chế độ quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một Hiến pháp do Quốc hội tư sản định ra... Nhà vua tuy ở ngôi (trị vì) nhưng không nắm thực quyền cai trị.

- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba (tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị):

/ Không có quyền lợi gì.

/ Phải đóng nhiều thứ thuế.

/ Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.

- Đẳng cấp: Là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ phong kiến, do luật pháp hoặc tập tục quy định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ phác nhau.

 => Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với các Đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.

=> Dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ phong kiến.

3. Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng:

- Đại diện cho trào lưu triết học Ánh sáng Pháp là: Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô đã:

+ Ủng hộ những tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản.

+ Kịch liệt tố cáo và lên án chế độ quân chủ chuyên chế của Lu-i XVI.

 - Cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng đã thúc đẩy cách mạng sớm bùng nổ.

II. Cách mạng bùng nổ

Sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp diễn ra qua ba giai đoạn chính:

1. Nền quân chủ lập hiến

- Thời gian: 14/7/1789 - 10/8/1792.

- Lực lượng cầm quyền: phái lập hiến (đại tư sản).

Phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh: Phái Lập hiến gồm tầng lớp đại tư sản để phân biệt với phái Gi-rông-đanh gồm tầng lớp tư sản công thương và phái Gia-cô-banh gồm những người dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ.

- Sự kiện chính:

+ Tháng 8/1789, thông qua “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền”.

+ Tháng 9/1791, Hiến pháp được thông qua, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

+ Ngày 10/8/1792, nền quân chủ lập hiến sụp đổ.

2. Bước đầu của nền công hòa

- Thời gian: 21/9/1792 – 2/6/1793.

- Lực lượng cầm quyền: phái Gi-rông-đanh (Tư sản công thương).

- Sự kiện:

+ Tháng 9/1792, Quốc hội thông qua Hiến pháp, thành lập nền Cộng hòa.

+ Ngày 21/1/1793, vua Luis XVI bị xử tử.

+ Tháng 6/1793, nhân dân đứng lên lật đổ phái Gi-rông-đanh.

3. Nền chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh

- Thời gian: 2/6/1793 – 27/7/1794

- Lực lượng cầm quyền: pháp Gia-cô-banh.

- Những việc làm:

+ Lập Ủy ban cứu quốc, Rô-pe-spie đứng đầu.

+ Tịch thu ruộng đất của thế lực phong kiến đem chia cho dân.

+ Trưng thu lúa mì bán cho dân.

+ Ban hành luật giá tối đa, luật tương tối đa.

- Ngày 27/7/1794, phái Gia-cô-banh bị lật đổ.

=> Cách mạng Pháp kết thúc.

4. Kết quả và ý nghĩa lịch sử

a. Đối với nước Pháp

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.

=> Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

- Đáp ứng được nhiều yêu cầu của quần chúng nhân dân.

- Quần chúng nhân dân là động lực chính của cách mạng.

=> Cách mạng Pháp là cuộc cách mạng dân chủ điển hình nhất.

b. Đối với thế giới

- Ảnh hưởng to lớn phong trào dân tộc, dân chủ ở các nước châu Âu.

*Hạn chế: tiếp tục duy trì chế độ tư hữu, không xóa bỏ triệt để áp bức…

*Ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

- Xác lập sự thắng lợi của Chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến:

 - Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa phát triển (dẫn chứng).

- Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân

- Là những cuộc cách mạng không triệt để, thể hiện Chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế:

+ Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của quần chúng nhân dân

+ Không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác

+ Thậm chí giai cấp tư sản ở một số nước còn thể hiện sự thoả hiệp với phong kiến


Tóm tắt Lịch Sử 8 Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

I. Cách mạng công nghiệp

Khái niệm:

Cách mạng công nghiệp là bước phát triển của nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa, diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát minh ra máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

a. Tiền đề

Đến thế kỉ XVIII, nước Anh có:

- Nguồn vốn khổng lồ.

- Nhân công sẵn có.

- Kĩ thuật phát triển.

=> Nước Anh là quê hương của cách mạng công nghiệp.

b. Thành tựu

*Máy móc:

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 8 ngắn nhất

*Luyện kim:

Năm 1850, nước Anh đã sản xuất được một nửa số gang, thép và than đá của thế giới.

*Giao thông vận tải:

- Xuất hiện các tuyến đường sắt.

- Tàu thủy chạy bằng hơi nước.

- Đầu máy xe lửa chạy bằng sức nước.

=> Nước Anh là công xưởng của thế giới.

c. Đặc điểm

Chuyển từ sản xuất nhỏ, thủ công => sản xuất lớn, bằng máy móc.

2. Hệ quả của cách mạng công nghiệp:

a. Kinh tế

- Nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.

- Nâng cao năng suất lao động, tạo nguồn của cải dồi dào.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác:

+ Nông nghiệp: thâm canh, cơ giới hóa.

+ Giao thông vận tải.

b. Chính trị - xã hội

- Anh trở thành nước đứng số 1 thế giới về kinh tế.

- Hình thành hai giai cấp: tư sản và vô sản.

II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

1. Các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XIX

- Đầu thế kỉ XIX, thành lập các quốc gia tư sản ở Mĩ Latinh.

Tóm tắt kiến thức Lịch sử 8 ngắn nhất (ảnh 2)

2. Sự xâm lược của thực dân phương Tây với các nước Á, Phi.

a. Bối cảnh

- Các nước tư bản Anh, Pháp đang phát triển (công nghiệp) => nhu cầu thuộc địa.

- Các nước châu Á:

+ Chế độ phong kiến nghèo nàn, lạc hậu.

+ Đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên.

+ Vị trí địa lí quan trọng.

- Các nước châu Phi:

b. Sự kiện

- Anh xâm chiếm Ấn Độ, Mianma, Malaixia…. (1/4 diện tích đất đai, ¼ dân số thế giới).

- Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Campuchia.

- Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé.

=> Du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào châu Á và châu Phi


Tóm tắt Lịch sử 8 các bài tiếp theo 

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 1. Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 3. Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 4. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 5. Công xã Pa-ri 1871

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 6. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 7. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 8. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 9. Ấn Độ thế kỉ XVIII - Đầu thế kỉ XX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 10. Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 11. Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 12. Nhật Bản giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 13: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 14: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 15: Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917 - 1921)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 16: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921 - 1941)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 20: Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á (1918 - 1939)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 21. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 22. Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 23. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 26. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 28. Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 29. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918

 Tóm tắt Lịch sử 8: Bài 31. Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

icon-date
Xuất bản : 19/02/2022 - Cập nhật : 19/02/2022