logo

Điều kiện để chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp là?

Câu hỏi: Điều kiện để chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp là?

A. Tạo ra nền sản xuất mới

B. Tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật

C. Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội 

D. Nâng cao hiệu quả kinh tế

Trả lời: 

Đáp án đúng: D. Nâng cao hiệu quả kinh tế

Điều kiện để chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp là nâng cao hiệu quả kinh tế

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé !


I. Điều kiện ra đời của nền văn minh Công nghiệp

1. Sự ra đời các quốc gia tư sản đầu tiên ở châu Âu và Bắc Mỹ (thế kỷ XVII-XVIII)

- Nguyên nhân sâu xa về kinh tế chính là mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất (LLSX) mới đang lên với quan hệ sản xuất (QHSX) cũ lỗi thời, lạc hậu kìm hãm. Nguyên nhân trực tiếp là sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến đã tạo ra những tiền đề chín muồi, dẫn đến xuất hiện tình thế cách mạng làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.

- Mục tiêu, nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản: Lật đổ chế độ phong kiến xác lập chế độ tư bản, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, xác lập chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa (TBCN) về tư liệu sản xuất, tuyên bố các quyền tự do dân chủ.

Điều kiện để chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp là?

2. Vai trò của CMTS đối với sự ra đời của nền Văn minh công nghiệp

– CMTS diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau vô cùng gay go và quyết liệt đã lật đổ chế độ phong kiến xác lập các quốc gia dân tộc tư sản, xác lập địa vị của CNTB trên phạm vi thế giới. Đưa loài người tiến bước vào một nền văn minh mới: Văn minh công nghiệp.

– CMTS đã thiết lập thể chế dân chủ tư sản (DCTS) với những nguyên tắc, thể chế tiến bộ, dân chủ, ưu việt hơn hẳn chế độ phong kiến. Những thành quả dân chủ ấy còn là cơ sở để sau này giai cấp vô sản kế thừa xây dựng nền dân chủ vô sản (DCVS).

– CMTS đã để lại những văn kiện nổi tiếng đó là các bản Tuyên ngôn (Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp) và các bản Hiến pháp của Mỹ, của Pháp…, những văn kiện ấy đã trở thành những tài sản quý giá trong kho tàng văn minh văn hóa của loài người.

– CMTS đã tạo lập môi trường chính trị thuận lợi cho việc tiến hành cách mạng công nghiệp, góp phần chiến thắng tuyệt đối chế độ phong kiến trên lĩnh vực chính trị, kinh tế đã đưa GCTS đi đến chiến thắng tuyệt đối giai cấp phong kiến.

– Gắn với các cuộc CMTS là những lãnh tụ kiệt xuất của GCTS, linh hồn của các cuộc cách mạng, mà khi thời đại CMTS càng lùi xa, vai trò và đóng góp của họ càng được nhận diện chân xác hơn: Ôlivơ Crômoen (linh hồn của CM Anh), Gioóc Oasinhtơn được mệnh danh Quốc phụ của Mỹ, Rôbetxpie, người được mệnh danh là vì sao sáng nhất trên bầu trời đầy sao của CM Pháp.

– Tuy nhiên, trên con đường phát triển CNTB vẫn còn những khiếm khuyết, vì thế CMTS chưa phải là cuộc cách mạng cuối cùng trong lịch sử và sớm hay muộn thì theo quy luật nó sẽ bị thay thế bởi cuộc cách mạng cao hơn – CMVS.

Tóm lại, thế kỉ XVII-XIX, CNTB thắng lợi ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ thúc đẩy khoa học phát triển. Chủ nghĩa thực dân không thể tồn tại mà không cải tiến khoa học kỹ thuật. Cuối trung đại, công trường thủ công tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Đầu cận đại, máy móc xuất hiện đầu tiên ở Anh, sau đó sang Âu Mỹ, tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp, cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa tư bản, là nền công nghiệp lớn.


II. Cách mạng công nghiệp 

1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 

Cách mạng công nghiệp hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn. Tên gọi "Cách mạng công nghiệp" thường dùng để chỉ giai đoạn thứ nhất của nó diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Ảnh hưởng của nó diễn ra ở Tây Âu và Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19 và sau đó là toàn thế giới.         

Trước đây, chúng ta thường có một thói quen gọi cách mạng công nghiệp chỉ đơn giản là cách mạng công nghiệp Anh. Trên thực tế, cách mạng công nghiệp đã diễn ra đầu tiên ở nước Anh nhưng sau đó, không dừng lại ở nước này, nó đã lan rộng ra toàn thể các nước Âu – Mĩ khác, thậm chí lan sang cả các nước châu Á (chủ yếu là Nhật Bản). Do đó, cách mạng công nghiệp Anh chỉ là một bộ phận, một giai đoạn của cuộc cách mạng công nghiệp lúc bấy giờ.

2. Những thàng tựu của Cách mạng công nghiệp

- Năm 1733 John Kay đã phát minh ra “thoi bay”. Phát minh này đã  làm người thợ đệt không phải lao thoi băng tay và năng suất lao động lại tăng gập đôi.

- Năm 1765 Giêm Hagrivơ ( James Hagreaves ) đã chế được chiếc xe kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Gienny đề đặt cho máy đó.

- Năm 1769, Akrai ( Richard Arkrwight ) đã cải tiến việc kéo sợi không phải băng tay mà băng súc vật, sau này còn được kéo băng sức nước.

- Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy đệt vải của linh mục Étmôn Cacrai (Edmund Cartwright). Máy này đã tăng năng suất đệt lên tới 40 lân.

- Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác.

- Lúc bây giờ, các nhà máy đệt đều phải đặt gân sông đề lợi dụng sức nước chay, điều đó bắt tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, Giêm Oát (James Watt) phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy đệt có thê đặt bắt cứ nơi nào. Không những thê phát minh này còn có thê coi làmốc mở đâu quá trinh cơ giới hoá.

- Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tim ra cách luyện sắt “puddling”. Mặc đủ phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vần chưa đáp ứng được yêu câu về độ bên của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lòng - thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được vẻ yêu câu cao về số lượng và chât lượng thép hôi đó.

- Cách mạng cũng điển ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đâu máy xe lửa đâu tiên chạy băng hơi nước đã ra đời. Đên năm 1829, vận tộc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành côngnày đã làm bùng nô hệ thông đường sắt ở Châu Âu và Mĩ.

- Năm 1807, Phơntơn (Robert Fulton) đã chế ra tàu thuy chạy băng hơi nước thay thê cho những mái chèo hay những cánh buôm.

3. Những hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Nhiều khu công nghiệp xuất hiện. dân tập trung ra các thành thị ngày một nhiêu dân tới quá trinh đô thị hoá thời cận đại. Nhiêu đô thị với dân sô trên 1 triệu người dân hình thành.

- Giai cấp vô sản cũng ngày càng phát triển về số lượng. Với điều kiện sông cực khô lúc đó, mỗi ngày lại phải làm việc từ 12 đên 15 giờ nên những cuộc đâu tranh của giai câp vô sản đã sớm nô ra.

- Năm 1811 - 1812, ở Anh đã nô ra phong trào đập phá máy móc. Đó là một biêu hiện đâu tranh bộc phát.

- Bãi công là một vũ khí đấu tranh phô biến của giai cấp vô sản. Nhiều cuộc bãi công cũng đã nô ra. Ở Anh, 1836 - 1848 còn nỗ ra phong trào Hiên chương.

- Quyết liệt hơn, ở Pháp, Đức còn nỗ ra những cuộc khởi nghĩa.

- Năm 1831 - 1834 tại Lion (Pháp) và Sơlêdin (Đức) đã nỗ ra những cuộc khởi nghĩa. Những cuộc đầu tranh nảy chứng tỏ giai cấp vô sản đang trở thành lực lượng chính trị độc lập, đòi hỏi thay đổi sự thống trị của giai cấp tư sản.          

icon-date
Xuất bản : 26/01/2022 - Cập nhật : 07/02/2022