logo

Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á

Câu hỏi: Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á

Lời giải: 

- Nguyên nhân khiến các cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Nam Á thất bại:

+ Một là: Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.

+ Hai là: Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp.

+ Ba là: Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội.

Cùng Top tài liệu tìm hiểu thêm về tình hình các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 nhé!


I. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, bao gồm nhiều nước trên lục địa và hải đảo, diện tích khoảng 4,5 triệu km2, ngày nay có số dân hơn 500 triệu người; các dân tộc có nền văn hóa truyền thống rực rỡ. Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Đây là khu vực giàu tài nguyên: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản..., có nguồn nhân công rẻ và thị trường tiêu thụ lớn.

Nhân khi chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa.

Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á

- Lợi dụng chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng và suy yếu. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã thực hiện kế hoạch xâm lược:

+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.

+ Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.

+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin.

+ Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.

 +  Chỉ có Xiêm thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa.


II. Phong tào giải phóng dân tộc

- Trong khi chính quyền phong kiến các nước đầu hàng, cuộc đấu tranh của nhân dân thất bại do thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ, phương Tây thi hành chính sách hà khắc.

- Chính sách thuộc địa của phương Tây có những điểm chung:

+ Vơ vét tài nguyên đưa về chính quốc.

+ Không mở mang công nghiệp ở thuộc địa.

+ Tăng các loại thuế; mở đồn điền, bắt lính.

+ Đàn áp phong trào yêu nước.

Tên nước

Niên đại

Sự kiện

In-đô-nê-xi-a  1905 Công đoàn thành lập, truyền bá chủ nghĩa Mác
1908 Hội công nhân liên hiệp In-đô-nê-xi-a ra đời
5-1920 Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập
Phi-líp-pin 1896-1898 Cách mạng chống Tây Ban Nha, Cộng Hòa Phi-líp-pin ra đời; sau bị Mỹ thôn tính.
Cam-pu-chia 1863-1866 Cuộc khởi nghĩa ở Ta keo do A-cha Xoa lãnh đạo lập căn cứ Bảy núi ở Châu Đốc, liên kết với Thiên Hộ Dương.
1866-1867 Pu côm bô xây dựng căn Tây Ninh liên kết với Trương Quyền-Thiên Hộ Dương.
Lào 1901-1907

Nhân dân Xa-van-na-khét nổi dậy do Pha-ca-đuốc lãnh đạo

Khởi nghĩa tại Bô-lô-ven lan sang Việt Nam.

Miến Điện 1885 Chống Anh bị thất bại.
Việt Nam 1844-1913

Phong trào diễn ra sôi nổi bên cạnh phong trào Cần Vương.

Phong tào nông dân Yên Thế.

- Nhận xét:

+ Phát triển liên tục, rộng khắp.

+ Chiến đấu anh dũng.

+ Lực lượng đông đảo công nhân và nông dân.

+ Cuối cùng thất bại vì chưa có đường lối cứu nước đúng đắn.

+ Nhân dân 3 nước Đông Dương đoàn kết chống Pháp.

* Xiêm giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
- Từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, trước sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước phương Tây, Xiêm đã tiến hành công cuộc cải cách đất nước.

* Công cuộc cải cách đất nước ở Xiêm

- Diễn ra ở Xiêm dưới thời kì trị vì của vua Rama IV và Rama V.

- Cải cách được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, theo hình mẫu các nước phương Tây.

+ Chính trị: thiết lập nền quân chủ lập hiến, bên cạnh nhà vua còn có hội đồng nhà nước – đóng vai trò như 1 cơ quan tư vấn, khởi thảo pháp luật,..

+ Kinh tế: xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ; khuyến khích tư nhân trong và ngoài nước bỏ vốn kinh doanh,..

+ Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

+ Ngoại giao: thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo (“ngoại giao cây tre”).

⇒ Kết quả:

- Xiêm giữ được độc lập tương đối về chính trị.

- Đưa Xiêm phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 03/03/2022