logo

Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?" cùng với những kiến thức mở rộng về Lịch sử 8 là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

A. Sự suy yếu của triều đình Huế.

B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.

C. Pháp được tăng viện binh.

D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.

Trả lời: 

Chọn đáp án: D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục, Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế.


Kiến thức mở rộng về trận tấn công Thuận An


1. Sơ lược trận tấn công Thuận An

- Trận Cửa Thuận An (20 tháng 8 năm 1883) là trận giao tranh giữa quân Pháp và nước Đại Nam một năm trước khi Chiến tranh Pháp-Thanh (tháng 8 năm 1884 tới tháng 4 năm 1885) bùng nổ. Trong trận này lực lượng thủy quân của Pháp dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Amédée Courbet tấn công các pháo đài ven biển ở cửa Thuận An và chiếm đóng cửa ngỏ then chốt lên kinh đô Huế.

Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?

2. Diễn biến

- Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng. Khi  được  lệnh đánh Thuận An, chiến thuyền Pháp do Đô đốc Courbet chỉ huy bấy giờ đang neo ở Vịnh Hạ Long, Bắc Kỳ liền kéo vào nam. Hạm đội Pháp gồm các chiến thuyền Bayard, Atalante, Chateau-Renaud, Annamite, Drac, cùng với 2 hộ tống hạm là Lynx và la Vipère. Ba tàu chiến chở quân đổ bộ là Bayard và Atalante. 

- Tàu Chateau - Renaud chuyển vận 2 đại đội thủy binh, một đại đội lính tập người Việt (dưới quyền chỉ của các sĩ quan đại úy Pháp Monniot, Sorin và Radiguet một sĩ quan chỉ huy doanh trại thống đốc), hai đội trọng pháo do đại úy hải pháo Luce (sĩ quan tiếp vận của thống đốc) chỉ huy và 100 binh phu. Tổng cộng lực lượng Pháp có quân số khoảng 1000. Ngày 16 tháng 8 năm 1883, đoàn tàu Pháp vào đến Đà Nẵng, tới ngày 18 thì thả neo ở ngoài cửa Thuận An.

- Ngày 18/08/1883, Đô đốc Cuốc - bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An.  Đến 8 giờ sáng thì tất cả thủy quân Pháp đã lên đến bờ, kéo sâu vào làng và bao vây đại hải đồn Trấn Hải. Quân Pháp có một sĩ quan và 5 lính bị thương. Quân Việt bắn trả suốt ngày hôm đó, nhưng do vũ khí quá kém nên đến cuối ngày thì các pháo lũy phòng thủ đều bị hỏa lực Pháp phá hủy; lực lượng phòng thủ tổn thất nhiều mà quân Pháp không bị thiệt hại gì.  Đến chiều tối 20/8/1883, toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.

Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế? (ảnh 2)


3. Kết quả trận tấn công Thuận An

- Quân Pháp chiếm được cửa Thuận An (Huế). Dưới sức ép quân sự của Pháp, ngày 25 tháng 8 năm 1883, nhà Nguyễn phải chấp thuận ký hòa ước với Pháp, theo đó chấp thuận sự bảo hộ của Pháp tại Bắc Kỳ.

- Tuy nhiên các quan chủ chiến của nhà Nguyễn vẫn còn ở miền Bắc, và quân Cờ đen còn rất mạnh, nên chiến sự tiếp diễn. Cuộc tấn công của quân Pháp vào tháng 8 năm 1883, dưới thời chính phủ Jules Ferry ở Paris, khiến cuộc chiến tranh Pháp - Thanh trở nên không thể tránh khỏi, và gieo mầm cho nổi dậy của phong trào Cần Vương tháng 7 năm 1885.

- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác - măng (1883).

* Nội dung của Hiệp ước Hác-măng:

- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.

+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.

+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.

+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.

- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.

- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.

=> Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến

- Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứt.

- Ngày 6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa - tơ - nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.

Điều khiến cho thương lượng giữa triều đình Huế và quân Pháp diễn ra dễ dàng là do triều đình Huế, trước đó rất tin vào sự giúp đỡ của triều đình nhà Thanh nhưng nay đã hiểu ra rằng họ bị bỏ rơi. Những chiến hạm được hứa hẹn gửi từ Hương Cảng (Hồng Kông) đến cứu viện quân triều đình Huế đã không bao giờ xuất hiện. Một chú ý khác đáng quan tâm trong bản báo cáo của Đô đốc Courbet góp phần vào thành công của quân Pháp. Đó là quân Pháp đã chọn thời điểm tấn công vào những lúc trời không quá nóng (sáng sớm), trừ các đợt tấn công ngày 20.8 để tránh gây mệt mỏi và kiệt sức cho quân lính. Ngoài ra, theo ghi chép trong Đại Nam thực lục “Lúc bấy giờ tỉnh cũ tỉnh mới Hải Dương cũng bị mất, chợt báo tin đến, cho nên việc nghị hoà càng quyết định”

icon-date
Xuất bản : 16/03/2022 - Cập nhật : 17/03/2022