logo

(Cánh diều) Lý thuyết Sử 8 Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Lịch sử 8 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.

Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Soạn Lịch Sử 8 Cánh Diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Sơ đồ tư duy Lịch Sử 8 Cánh Diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII


I. Bối cảnh lịch sử

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng. Chúa Trịnh Giang không quan tâm đến triều chính, mải lo ăn chơi, hưởng thụ. Tầng lớp quan lại ra sức bóc lột nhân dân.

- Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào chiếm đoạt, sản xuất nông nghiệp đình đốn. 

- Nhà nước đánh thuế nặng vào các loại sản phẩm, hàng hoá, khiến cho thủ công nghiệp và thương nghiệp bị sa sút, phố chợ điêu tàn.

- Tình trạng hạn hán, lụt lội, mất mùa, vỡ đê xảy ra liên tiếp. Nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

=> Cuộc sống khốn khổ đã thúc đẩy nhân dân đứng lên đấu tranh.

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 6

II. Diễn biến và kết quả

- Khoảng 30 năm đầu thế kỉ XVIII, khắp Bắc Bộ và vùng Thanh – Nghệ đã bùng nổ hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, thu hút đông đảo nông dân tham gia.

- Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Hoàng Công Chất, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Dương Hưng, Lê Duy Mật, Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ,...

Tóm tắt Lý thuyết Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 6

III. Ý nghĩa và tác động

* Ý nghĩa

- Phản ánh ý chí đấu tranh chống áp bức, chống cường quyền.

- Thể hiện sức mạnh của quần chúng nhân dân.

- Báo hiệu sự suy yếu không thể cứu vãn của chính quyền Lê – Trịnh.

* Tác động

- Góp phần làm lung lay nền thống trị của chính quyền Lê – Trịnh. 

- Chính quyền phải điều chỉnh các chính sách quản lí như giảm nhẹ thuế khoá, tu sửa đê điều....


III. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Câu 1: Địa bàn hoạt động của Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất là?

A. Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An

B. Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang

C. Vùng Điện Biên, Tây Bắc

D. Nghệ An, Hà Tĩnh

Câu 2: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1738 - 1774

B. 1740 - 1752

C. 1740 - 1751

D. 1741- 1751

Giải thích:

Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương là một cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân Đàng Ngoài diễn ra vào khoảng những năm 1740- 1751. Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa là Nguyễn Danh Phương

Câu 3: Tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài là?

A. Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…

B. Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay

C. Chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Giải thích: 

Tuy các cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng phong trào đã đem tới tác động to lớn:

- Thể hiện ý chí kiên quyết đấu tranh chống áp bực, làm cho chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay. Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải nhượng bộ các chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán được trở về quê hương 

Câu 4: Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương diễn ra ở đâu?

A. Thanh Hóa, Nghệ An

B. Sơn Tây

C. Quảng Trị

D. Tam Đảo ( Vĩnh Phúc) 

Câu 5: Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài là? 

A. Đời sống nhân dân khổ cực

B. Triều đình cướp ruộng đất của nhân dân

C. Mâu thuẫn sâu sắc giữa các tầng lớp nhân dân (nhất là nông dân) với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh

D. Đáp án khác

Giải thích:

Nguyên nhân bùng nổ là do mẫu thuẫn trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt: nhân dân với chính quyền phong kiến (chế độ phong kiến khủng hoảng, suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực)

Câu 6: Sự mục nát của chính quyền họ Trịnh Đàng Ngoài đã dẫn đến những hậu quả?

A. Đời sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân lâm vào khổ cực, bần cùng

B. Thúc đẩy nhân dân nổi dậy đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Đáp án khác

Giải thích

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Địa chủ, quan lại ngang nhiên lấn chiếm ruộng đất của nông dân, mất mùa, lũ lụt liên tục xảy ra.

+ Công thương nghiệp: Nhà nước đánh thuế nặng các mọi hàng hóa lưu thông => Công thương nghiệp sa sút.

- Xã hội: Nhân dân lâm vào cảnh đói khổ, khốn cùng, phải bỏ làng đi tha hương cầu thực, hàng vạn người chết vì đói, xác người nằm ngổn ngang đầy đường,…

=> Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy nhân dân vùng lên đấu tranh chống lại chính quyền phong kiến.

Câu 7: Địa bàn hoạt động của Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu là?

A. Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An

B. Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang

C. Vùng Điện Biên, Tây Bắc

D. Nghệ An, Hà Tĩnh

Câu 8: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa là? 

A. Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch

B. Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát

C. Các cuộc khởi nghĩa thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài

D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 9: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1738 - 1774

B. 1740 - 1752

C. 1740 - 1751

D. 1741- 1751

Giải thích

Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu nổ ra vào khoảng những năm 1741 đến 1751 - là một cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân ở Đàng Ngoài

Câu 10: Địa bàn hoạt động của Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương là?

A. Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An

B. Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang

C. Vùng Điện Biên, Tây Bắc

D. Nghệ An, Hà Tĩnh

>>> Xem toàn bộ: 

- Lý thuyết Lịch sử 8 Cánh Diều

-------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lý thuyết Lịch sử 8 Cánh Diều Bài 6: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 8 nhé. Chúc các bạn học tốt.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 08/08/2023