logo

Tóm tắt khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20

Văn học là một loại hình sáng tác qua đó tái hiện lại những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo trong văn học được thể hiện thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung cũng được biểu thị qua ngôn ngữ. Lịch sử văn học Việt Nam cũng chia ra rất nhiều giai đoạn, một trong những giai đoạn không thể không nhắc đến là từ cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ 20. Vậy nên Toploigiai đã mang tới bài Tóm tắt khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20, mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây!


1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa (1945 đến hết thế kỉ 20)

Tóm tắt khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20

+ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước:kỉ nguyên độc lập,tự chủ ->tạo nên nền văn học của chế độ mới,vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.Xuất hiện lớp nhà văn mới nhà văn-chiến sĩ.

+ Hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì suốt 30 năm đã tác động sâu sắc, toàn diện tới đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc, trong đó có văn nghệ, tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt.

+ Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế (chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa, cụ thể là Liên Xô và Trung Quốc…).

Trong hoàn cảnh như vậy, văn học giai đoạn 1945- 1975 vẫn phát triển và đạt được nhiều thành tựu, đóng góp cho lịch sử văn học những giá trị riêng.

+ Chiến tranh kết thúc, đời sống về tư tưởng tâm lí, nhu cầu vật chất con người đã có những thay đổi so với trước. Từ 1975-1985 ta lại gặp phải những khó khăn về kinh tế sau cuộc chiến kéo dài cộng thêm là sự ảnh hưởng của hệ thống XHCN ở Đông Âu bị sụp đổ.

+ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) mở ra những phương hướng mới thực sự cởi mở cho văn nghệ Đẳng khẳng định: "Đổi mới có ý nghĩa sống còn là nhu cầu bức thiết. Thái độ của Đảng nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật".

>>> Tham khảo: Đặc điểm của văn học Việt Nam sau năm 1975


2. Đặc điểm văn học từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20

Tóm tắt khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20

* Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954:

- Một số tác phẩm trong những năm 1945-1946 đã phản ánh được không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lâp.

- Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Truyện ngắn và ký: Đôi mắt và Nhật ký ở rừng của Nam Cao, Làng của Kim Lân,…

- Thơ ca đạt được nhiều thành tựu xuất sắc.

Tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh; Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, đặc biệt là tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu,…

- Một số vở kịch gây được sự chú ý như Bắc Sơn, Những người ở lại của Nguyễn Huy Tưởng…

>>> Tham khảo: Văn học Việt Nam đổi mới theo hướng nào?

* Giai đoạn 1955 – 1964

+ Văn xuôi được khai thác theo hướng mở rộng đề tài, bao quát được nhiều vấn đề, nhiều phạm vi của hiện thực đời sống.

+ Thơ cũng phát triển mạnh mẽ với nhiều cảm hứng lớn xuất phát từ đất nước, dân tộc trong sự hài hoà giữa cái riêng với cái chung và đã có nhiều thành tựu nổi bật.

+ Kịch đã có những tác phẩm thu hút được sự chú ý dư luận cả nước như: Một đảng viên (Học Phi), Ngọn lửa (Nguyễn Vũ), Quẫn (Lộng Chương), Chị Nhàn và Nổi gió (Đào Hồng Cẩm)…

* Giai đoạn 1965 – 1975

Toàn bộ nền văn học trong thời kì này của cả hai miền Nam, Bắc đều tập trung vào cuộc chiến kháng chiến chống Mĩ cứu nước với chủ đề bao trùm đó là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

Ở chiến trường miền Nam, những tác phẩm viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh một cách chân thực, nhanh nhạy và kịp thời về diễn biến cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng. Văn học thời kì này đã thành công với những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Thanh Hải…

Còn ở miền Bắc thì phải kể đến những tác phẩm truyện kí của các tác giả: Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Nguyên Khải, Nguyễn Minh Châu,… và nhiều tập thơ của Tố Hữu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Chính Hữu… Các tác phẩm của các nhà thơ đã phản ánh chân thực, sinh động đời sống chiến trường, sự ác liệt, những hi sinh, tổn thất… trong chiến tranh.

* Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỉ XX

- Trường ca: "Những người đi tới biển" (Thanh Thảo)

- Thơ: "Tự hát" (Xuân Quỳnh) , "Xúc xắc mùa thu" (Hoàng Nhuận Cầm), …

- Văn xuôi: "Đứng trước biển", " Cù lao tràm ", (Nguyễn Mạnh Tuấn), Thời xa vắng (Lê Lựu)…

- Kí: "Ai đã đặt tên cho dòng sông" (Hoàng Phủ NgọcTường), "Cát bụi chân ai" (Tô Hoài).

--------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn đến với phần Tóm tắt khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ 20. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao trong học tập. Mời các bạn đến với câu hỏi tiếp theo.

icon-date
Xuất bản : 27/08/2022 - Cập nhật : 14/08/2023