logo

Đặc điểm của văn học Việt Nam sau năm 1975

Đặc điểm của văn học Việt Nam sau năm 1975 là khám phá con người trong sự phức tạp, đa chiêu; trần thuật từ nhiều điểm nhìn; ngôn ngữ đậm chất đời thường, giàu thông tin, giàu tính triết luận; giọng điệu đa thanh.


Câu hỏi: Đặc điểm của văn học Việt Nam sau năm 1975

Trả lời

- Khám phá con người trong sự phức tạp, đa chiêu, nâng niu những vẻ đẹp nhân bản, những phẩm chất cá nhân

- Trần thuật từ nhiều điểm nhìn

- Ngôn ngữ đậm chất đời thường, giàu thông tin, giàu tính triết luận

- Giọng điệu đa thanh: hoài nghi, chất vấn, …

=>  Sau năm 1975, Văn học Việt Nam vận động từ cách mạng hóa, đại chúng hóa sang dân chủ hóa, từ khuynh hướng sử thi sang cảm húng thế sự đời tư.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi


1. Hoàn cảnh lịch sử

Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất -> văn học nước sang một giai đoạn mới và tinh thần của con người không còn như trước nữa nhưng văn học vẫn còn tiếp tục vận động theo quán tính tạo ra hiện tượng lệch pha giữa người cầm bút và quần chứng văn học.

– Từ năm 1980 trở đi, văn học đã đề cập đến những vấn đề không được nhắc đến trước 1975. Nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề, mất mát trong chiến tranh.

+ Xuất hiện những cây bút chống tiêu cực

+ Quan điểm nghệ thuật cũng thay đổi, tiêu chí văn hóa và bản sắc dân tộc được đề cao.


2. Quá trình vận động của nền văn học Việt Nam sau năm 1975

* 1975 – 1985: Giai đoạn chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học thời hậu chiến.

- Sau ngày đất nước thống nhất, lịch sử VN chuyển qua một thời đại mới, nhưng văn học nghệ thuật vẫn vận động theo quán tính của văn học thời chiến, với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

- Diễn ra sự vận động ngầm của đời sống văn học, với những trăn trở vật vã, tìm tòi thầm lặng ở một số nhà văn mẫn cảm với đòi hỏi của cuộc sống và có ý thức trách nhiệm cao về ngòi bút của mình. Đó là những người đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học.

- Tác phẩm tiêu biểu: kịch Rừng trúc (1978) và Nguyễn Trãi ở Đông Quan (1979) của Nguyễn Đình Thi, tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985) của Nguyễn Minh Châu, tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm (1981) của Nguyễn Khải, kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984), Tôi và chúng ta (1985) của Lưu Quang Vũ, tập thơ Ánh trăng (1984) của Nguyễn Duy, tập thơ Tự hát (1984) của Xuân Quỳnh, tập thơ Hoa trên đá (1984) của Chế Lan Viên, tập thơ Người đàn bà ngồi đan (1985) của Ý Nhi...

* 1986 – 1991: Đổi mới toàn diện và sôi nổi trên tất cả mọi lĩnh vực của văn học nghệ thuật.

- Từ năm 86 trở đi, những cuộc tranh luận về văn học diễn ra sôi nổi nhờ bầu không khí tương đối dân chủ, lành mạnh, tạo nên sự khởi sắc và đổi mới mạnh mẽ, quyết liệt trong sáng tác văn học cũng như mọi lĩnh vực nghệ thuật khác.

- Một loạt phóng sự về những thực trạng nhức nhối trong xã hội, đặc biệt là tình hình ở nông thôn: Lời khai của bị can (1987) của Trần Huy Quang, Tiếng kêu cứu của một vùng văn hóa (1988) của Võ Văn Trực, Cái đêm hôm ấy đêm g... (1987) của Phùng Gia Lộc...

- Truyện ngắn và tiểu thuyết nở rộ, tập trung phản ánh những xung đột, khủng hoảng dữ dội của xã hội và tâm hồn con người: tiểu thuyết Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu, tập truyện ngắn Tướng về hưu (1988) của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Bến không chồng (1990) của Dương Hướng, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) của Nguyễn Khắc Trường, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (1990) của Bảo Ninh...

Xem thêm:

>>> Văn học Việt Nam đổi mới theo hướng nào?

Đặc điểm của văn học Việt Nam sau năm 1975

3. Thành tựu nổi bật

a. Cảm hứng sáng tác

Sau 1975, đặc biệt là sau thời kì đổi mới, cảm hứng sử thi, lãng mạn giảm dần, được thay thế bằng cảm hứng đời tư, đạo đức, thế sự. Các nhà văn không còn bàn về những vấn đề to lớn của tập thể, mang đậm chất sử thi, anh hùng ca mà bàn về những số phận nhỏ bé giữa đời thường và không ngần ngại phô bày tất cả cái sần sùi thô ráp của cuộc sống thế tục với nhiều nghịch lí phức tạp, đa đoan. Ở đó, đời sống cá nhân và cá tính trở thành đối tượng nhận thức, thể hiện. Con người phải đối diện với thực tại cuộc sống muôn màu, được đặt trong nhiều mối quan hệ khác nhau, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người công dân, con người xã hội và con người tự nhiên để soi ngắm, suy ngẫm, trăn trở, tìm kiếm bản thân. Ngoài ra, một vấn đề khác mà văn học của thời kháng chiến đã lãng quên nay lại được nhiều tác giả hứng thú, đi sâu khám phá là con người tự nhiên với chiều sâu tâm linh, những vùng mờ của tiềm thức, vô thức.

Trong công cuộc đổi mới văn học mà sự đổi mới bắt đầu với sự chuyển đổi cảm hứng sáng tác sang các vấn đề đời tư, đạo đức thế sự, Nguyễn Minh Châu được đánh giá là người “mở đường tinh anh và tài năng”, người lặng lẽ làm một cuộc đối chứng với quá khứ để đưa tới một thứ văn chương đích thực. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu như Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Chiếc thuyền ngoài xa… Ngoài ra, những sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng …, đã mở ra cho văn học hướng tiếp cận mới về các vấn đề đạo đức thế sự.

b. Đổi mới về ý thức nghệ thuật của người cầm bút

– Hầu hết các nhà văn, nhà thơ đều chung một quan niệm, một suy nghĩ không thể viết như cũ được.

– Phải có cái nhìn hiện thực sâu sắc, không đơn giản một chiều.

– Con người là một sinh thể phong phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá.

– Các nhà văn đã thức tỉnh sâu sắc ý thức cá nhân, muốn tự khẳng định mình, muốn tự tạo cho mình một tiếng nói riêng, một phong cách riêng.

c. Những thành tựu về thể loại

– Về văn xuôi, thời gian đầu phóng sự, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu phát triển mạnh. Về sau nghệ thuật kết tinh ở một số truyện ngắn, cây bút tiêu biểu là Lưu Quang Vũ, Nguyễn Minh Châu.

– Về thơ nổi lên PT viết trường ca ở các nhà thơ xuất thân từ quân đội, tiêu biểu là Thanh Thảo, Hữu Thỉnh. Ngoài ra, xuất hiện một số nhà thơ đáng chú ý.

– Về lý luận phê bình văn học:

+ Có nhiều cuộc tranh luận khá sôi nổi xung quanh vấn đề quan hệ giữa văn học và chính trị, văn học và hiện thực.

+ Tiêu chí đánh giá có những chuyển đổi nhất định, chú ý nhiều hơn đến giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản, chức năng thẩm mỹ của văn học.

d. Những đổi mới về nội dung và nghệ thuật

– Nội dung:

+ Có sự đổi mới trong quan niệm về con người: Trước 1975, văn học chủ yếu quan tâm đến con người đòi công, con người lịch sử là nhân vật của sử thi. Sau 1975 con người được nhìn nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời thường.

+ Cảm hứng thế sự tăng mạnh, cảm hứng sử thi giảm dần. Văn học quan tâm nhiều hơn đến số phận cá nhân.

– Về nghệ thuật: Phương thức trần thuật trở nên đa dạng hơn, giọng điệu trần thuật phong phú hơn, ngôn ngữ văn học gắn với hiện thực đời thường hơn.

icon-date
Xuất bản : 13/05/2022 - Cập nhật : 13/05/2022