logo

Đặc điểm về trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945

Tổng hợp lý thuyết văn học hiện đại chính xác, đầy đủ kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Ngữ Văn.


Đặc điểm về trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945

– Hình thành và phát triển trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt: xã hội thực dân nửa phong kiến, có những xung đột, mâu thuẫn giai cấp đòi hỏi phải được giải quyết.

– Phản ánh hiện thực một cách chân thực, cụ thể như những gì vốn có, đang diễn ra trong đời sống hàng ngày, từ những gì nhỏ nhặt, vụn vặt nhất.

– Thừa nhận giá trị của thực tế khách quan.

– Thể loại chủ yếu: truyện ngắn, tiểu thuyết.

– Xây dựng thành công những nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, chú trọng các chi tiết nghệ thuật, nghệ thuật miêu tả, phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.


Hoàn cảnh ra đời trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945

Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX dưới ách thống trị của bọn thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng với sự bóc lột của bọn cường hào, địa chủ đã gây ra nhiều nỗi thống khổ cho nhân dân. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng gặp cảnh bất công, ngang trái, nhân dân bị đày đọa, bóc lột đến tận xương tủy. Hiện thực cuộc sống tối tăm trong những năm trước cách mạng đã được các nhà văn ghi lại với những nét bút chân thực tạo nên một trào lưu lớn trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Trào lưu văn học hiện thực phê phán.


Văn học hiện thực phê phán là gì

Chủ nghĩa hiện thực phê phán là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực – một khuynh hướng thẩm mĩ không tìm đến những thế giới xa lạ khác mà hướng tới đời thực, phát hiện ra bản chất của cuộc sống. Là một khuynh hướng sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực nhưng chủ nghĩa hiện thực phê phán chưa được ý thức bởi ý thức hệ mới: ý thức hệ tư sản vì vậy nên khuynh hướng chủ đạo thiên về cảm hứng phê phán xã hội phong kiến tư sản đồng thời đề cao trân trọng quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cũng do sự hạn chế của ý thức hệ, các tác phẩm thuộc trào lưu này chưa nhìn thấy được sức mạnh, bản chát cách mạng của quần chúng nhân dân mà thường hay cái nhìn bi quan thậm chí bế tắc về tương lai, tiền đồ của lực lượng cơ bản này trong xã hội.

Chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh trong khoảng mười lăm năm nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn và ở độ chín của sự nghiệp như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc.

Đặc điểm về trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945

Những thành tựu nổi bật của văn học hiên thực phê phán Việt Nam 1930-1945

- Về nội dung:

Chủ nghĩa hiện thực phát triển trong khoảng mười lăm năm nhưng đã xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao… Tác phẩm của họ là những bức tranh đậm nét về đời sống xã hội đem lại giá trị nhận thức cao cho người đọc. Khi nhắc đến những tác phẩm: Bước đường cùng, Tắt đèn, Bỉ vỏ, Số đỏ, Chí Phèo… Nguyễn Khải đánh giá là những tác phẩm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học. Bức tranh xã hội lúc đó ảm đạm, nhiều bi kịch, nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, tiêu điều, người nông dân  bị đẩy đến đường cùng để rồi liều lĩnh, biến chất, trở thành nạn nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân đề xướng như: “Âu hóa”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi thể thao, cải cách y phục… ngày càng lộ rõ chân tướng và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Dòng văn học hiện thực phê phán đã phanh phui, bóc trần bộ mặt xã hội đó.

- Về nghệ thuật

Văn học hiện thực 1930 – 1945 đã tạo dựng được những chân dung nhân vật có tầm khái quát cao, lại rất chân thực và sinh động, vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ độc đáo, đó là nhân vật điển hình.

Bên cạnh những thành công trong việc xây dựng điển hình sắc nét, văn học hiện thực phê phán còn đạt đến chiều sâu phân tích tâm lí nhân vật. Các nhà văn tiêu biểu như Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân…

Nhà văn đạt tới thành công hơn cả ở nét nghệ thuật này là Nam Cao. Nhân vật trong truyện của ông có chiều sâu tâm trạng, có dòng tâm lí, có đối thoại nội tâm. Nhiều tác phẩm có cấu trúc tâm lí độc đáo như “Sống mòn”, “Đời thừa”, “Chí Phèo”.

icon-date
Xuất bản : 13/05/2022 - Cập nhật : 18/05/2024