logo

Thủy ngân có dẫn điện không?

Câu trả lời chính xác nhất: Thủy ngân là kim loại lỏng ở nhiệt độ thường, nặng, màu trắng bạc. Thủy ngân là kim loại có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt.

Để hiểu rõ hơn về thủy ngân mời các bạn đến với phần nội dung dưới đây nhé!


1. Thủy ngân là gì?

Thủy ngân (水銀, dịch nghĩa Hán-Việt là "nước bạc") là nguyên tố hóa học có ký hiệu Hg (từ tên tiếng Latinh là Hydrargyrum (/haɪˈdrɑːrdʒərəm/ hy-Drar-jər-əm)) và số hiệu nguyên tử 80. Nó có nhiều tính chất khác biệt so với những kim loại thông thường . Là một nguyên tố khối nặng màu bạc, thủy ngân là nguyên tố kim loại duy nhất ở dạng lỏng ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất; yếu tố duy nhất khác là chất lỏng trong các điều kiện này là halogen bromua, mặc dù các kim loại như xêzi, galli và rubidi tan chảy ngay trên nhiệt độ phòng.

Thủy ngân xuất hiện trong các khoáng vật trên toàn thế giới chủ yếu ở dạng chu sa (thủy ngân II sulfide). Các vermillion màu đỏ son có được bằng cách nghiền chu sa tự nhiên hoặc sulfide thủy ngân tổng hợp.

Thủy ngân được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế, áp suất kế, huyết áp kế, van phao, công tắc thủy ngân, rơle thủy ngân, đèn huỳnh quang và các thiết bị khác, mặc dù những lo ngại về độc tính của nguyên tố này đã dẫn đến nhiệt kế thủy ngân và máy đo huyết áp bị loại bỏ trong môi trường lâm sàng

Thủy ngân có dẫn điện không

>>> Tham khảo: Trọng lượng riêng của thủy ngân là bao nhiêu?


2. Tính chất vật lí

-  Kim loại màu trắng, lỏng ở nhiệt độ thường, ở trạng thái rắn dẻo.

-  Thủy ngân có tính dẫn nhiệt kém nhưng dẫn điện tốt. Kim loại này có hệ số nở nhiệt là hằng số khi ở trạng thái lỏng, Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp.

-  Thủy ngân là kim loại nặng có khối lượng riêng là 13,546 g/cm3, có nhiệt độ nóng chảy là -38,8620C và sôi ở 356,660C.

 

Thủy ngân có dẫn điện không

>>> Tham khảo: Hóa trị của thủy ngân là?


3. Tính chất hóa học

- Thủy ngân là kim loại có tính khử yếu.

- Trạng thái oxi hóa phổ biến là +1, +2.

a. Tác dụng với phi kim

Ở điều kiện nhiệt độ cao, Hg tác dụng với một số phi kim (như oxi, halogen,...) riêng lưu huỳnh phản ứng xảy ra trong điều kiện thường (dùng để thu hồi thủy ngân).

Ví dụ: Hg + S   →  HgS

            2Hg + O2   → 2HgO

            Hg + Cl2   →  HgCl2

b. Tác dụng với axit

Hg chỉ tác dụng được với các axit có tính oxi hóa mạnh, đặc.

2Hg + 2H2SO(đặc, nóng)   →  Hg2SO4 + SO2  + 2H2O

  Hg + 4HNO(đặc, nóng)   →  Hg(NO3)2 + 2NO+ 2H2O.

Hg tan trong nước cường toan

3Hg + 2HNO3 (đặc) + 6HCl (đặc)   →  3HgCl2 + 2NO  + 4H2O

* Lưu ý: Tạo nên hỗn hống (lỏng hoặc rắn) với nhiều kim loại (Na, K, Ca, Ba, Cu, Ag, Au, Zn, Cd, Pb,v.v…), hỗn hống là hợp chất giữa kim loại hoặc hợp  kim.


4. Ứng dụng của thủy ngân

Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế.

Các ứng dụng khác là:

- Máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số nơi).

- Thimerosal, một hợp chất hữu cơ được sử dụng như là chất khử trùng trong vaccin và mực xăm (Thimerosal in vaccines).

- Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán, tích điện kế thủy ngân và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác. Là một chất lỏng với tỷ trọng rất cao, Hg được sử dụng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học

- Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,8344 °C, là điểm cố định được sử dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế (ITS-90).

- Trong một số đèn điện tử.

- Hơi thủy ngân được sử dụng trong đèn hơi thủy ngân và một số đèn kiểu "đèn huỳnh quang" cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của các loại đèn này phụ thuộc vào khí nạp vào bóng.

- Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.

- Thủy ngân vẫn còn được sử dụng trong một số nền văn hóa cho các mục đích y học dân tộc và nghi lễ. Ngày xưa, để chữa bệnh tắc ruột, người ta cho bệnh nhân uống thủy ngân lỏng (100-200 g). Ở trạng thái kim loại không phân tán, thủy ngân không độc và có tỷ trọng lớn nên sẽ chảy trong hệ thống tiêu hóa và giúp thông ruột cho bệnh nhân.

Ngoài ra, thủy ngân còn được sử dụng để chuyển mạch điện bằng thủy ngân, điện phân với cathode thủy ngân để sản xuất NaOH và clo các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử pin và chất xúc tác, thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng năm 1995) Thuốc trừ sâu hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn gương lỏng.

-----------------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về Thủy ngân. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 05/09/2022 - Cập nhật : 05/09/2022