logo

Hóa trị của thủy ngân là?

Thủy ngân là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng và dễ bay hơi, lan rộng ra môi trường xung quanh. Hóa trị của thủy ngân là I, II.


Câu hỏi: Hóa trị của thủy ngân là?

Thủy ngân là một kim loại nặng, có màu ánh bạc, có công thức hóa học Hg. Hóa trị của thủy ngân là I, II.


Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi về Hóa trị của thủy ngân


1. Thủy ngân là gì?

Thủy ngân là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng và dễ bay hơi, lan rộng ra môi trường xung quanh. Hóa trị của thủy ngân là I, II. Được ứng dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn, dung môi trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…

 Thuỷ ngân (Hg) là chất độc hại gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Theo WHO (tổ chức y tế thế giới) thì chất này là một trong mười nhóm hóa chất độc nhất. Ở dạng kim loại, các hợp chất và muối của Hg rất độc. Khi cơ thể tiếp xúc, hít thở hay nuốt phải các chất trên sẽ gây tổn thương não và gan.

[CHUẨN NHẤT] Hóa trị của thủy ngân là?

2. Ứng dụng của thủy ngân

Thủy ngân được sử dụng chủ yếu trong sản xuất các hóa chất trong kỹ thuật điện và điện tử. Nó cũng được sử dụng trong một số nhiệt kế.

Các ứng dụng khác là:

- Máy đo huyết áp chứa thủy ngân (đã bị cấm ở một số nơi).

- Thimerosal, một hợp chất hữu cơ được sử dụng như là chất khử trùng trong vaccin và mực xăm (Thimerosal in vaccines).

- Phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán, tích điện kế thủy ngân và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác. Là một chất lỏng với tỷ trọng rất cao, Hg được sử dụng để làm kín các chi tiết chuyển động của máy khuấy dùng trong kỹ thuật hóa học

- Điểm ba trạng thái của thủy ngân, -38,8344 °C, là điểm cố định được sử dụng như nhiệt độ tiêu chuẩn cho thang đo nhiệt độ quốc tế (ITS-90).

- Trong một số đèn điện tử.

- Hơi thủy ngân được sử dụng trong đèn hơi thủy ngân và một số đèn kiểu "đèn huỳnh quang" cho các mục đích quảng cáo. Màu sắc của các loại đèn này phụ thuộc vào khí nạp vào bóng.

- Thủy ngân được sử dụng tách vàng và bạc trong các quặng sa khoáng.

- Thủy ngân vẫn còn được sử dụng trong một số nền văn hóa cho các mục đích y học dân tộc và nghi lễ. Ngày xưa, để chữa bệnh tắc ruột, người ta cho bệnh nhân uống thủy ngân lỏng (100-200 g). Ở trạng thái kim loại không phân tán, thủy ngân không độc và có tỷ trọng lớn nên sẽ chảy trong hệ thống tiêu hóa và giúp thông ruột cho bệnh nhân.

Ngoài ra, thủy ngân còn được sử dụng để chuyển mạch điện bằng thủy ngân, điện phân với cathode thủy ngân để sản xuất NaOH và clo các điện cực trong một số dạng thiết bị điện tử pin và chất xúc tác, thuốc diệt cỏ (ngừng sử dụng năm 1995) Thuốc trừ sâu hỗn hống nha khoa, pha chế thuốc và kính thiên văn gương lỏng.


3. Ảnh hưởng của thuỷ ngân đối với môi trường và sức khỏe

- Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

- Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).

- Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.


4. Biện pháp phòng tránh nhiễm độc thuỷ ngân

Vì các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe do phơi nhiễm thủy ngân, cần có những qui định giới hạn chất thải chứa thủy ngân ra môi trường sống, kiểm soát ngưỡng cho phép tiếp xúc với các dạng khác nhau của thủy ngân để phòng chống ngộ độc thủy ngân trong môi trường.

Hạn chế sử dụng những sản phẩm dễ vỡ có chứa thủy ngân, các sản phẩm thuốc trong thành phần có chứa thủy ngân để hạn chế nguy cơ trẻ tiếp xúc với thủy ngân.

Để phòng tránh trẻ nuốt phải thủy ngân tại nhà, các bậc phụ huynh cần cẩn thận với nhiệt kế thủy ngân: không đặt trên bàn, kệ trong tầm nhìn, tầm tay của trẻ. Không cho trẻ chơi nghịch với nhiệt kế. Khi đo nhiệt độ cho trẻ, luôn bên cạnh trẻ và quan sát trong suốt thời gian đo, cho đến khi có kết quả nhiệt độ. Cất giữ nhiệt kế trong tủ cao có khóa hoặc chốt cài cẩn thận.

Nếu phát hiện trẻ nuốt thủy ngân, các bậc phụ huynh tuyệt đối không móc họng, gây nôn ói vì sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được theo dõi và xử trí kịp thời.

icon-date
Xuất bản : 16/05/2022 - Cập nhật : 16/05/2022