logo

Trọng lượng riêng của thủy ngân là bao nhiêu?

Câu trả lời đúng nhất: Trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/m3. Thủy ngân là kim loại nặng, có ánh bạc, có ký hiệu Hg. Ở nhiệt độ thường, Hg tồn tại trạng thái lỏng và dễ bay hơi, lan rộng ra môi trường xung quanh. Được ứng dụng trong nhiệt kế, chế tạo bóng đèn, dung môi trong phòng thí nghiệm, hỗn hợp hàn răng,…

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về thủy ngân nhé!


1. Thủy ngân là gì?

Thủy ngân là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại, ở thể lỏng, có ký hiệu “Hg” và số nguyên tử 80. Thủy ngân trong tự nhiên có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nguyên tố kim loại, dạng vô cơ (là dạng gây hại cho những người làm các ngành nghề có nguy cơ tiếp xúc với chất độc hại như công nhân trong nhà máy hóa chất) và dạng hữu cơ (ví dụ như methylmercury, là chất mà mọi người có thể tiếp xúc thông qua việc ăn uống). Với những dạng khác nhau của thủy ngân, mức độc tính và tác động xấu của chúng đối với sức khỏe con người cũng khác nhau.

Thủy ngân được tìm thấy trong tự nhiên bên trong lớp vỏ trái đất. Thủy ngân được giải phóng ra môi trường từ hoạt động của núi lửa, phong hóa đá và tác động từ con người. Trong đó, hoạt động sản xuất của con người là nguyên nhân chính khiến cho thủy ngân thải ra môi trường, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện, lò than, đốt than dân dụng để sưởi ấm và nấu ăn, trung tâm công nghiệp, lò đốt chất thải, hậu quả do việc khai thác thủy ngân, vàng và một số kim loại khác.

Trọng lượng riêng của thủy ngân là bao nhiêu?

Trong môi trường tự nhiên, thủy ngân có thể bị vi khuẩn tác động và chuyển thành dạng methylmercury. Methylmercury gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể của cá và động vật giáp xác (tích lũy sinh học xảy ra khi sinh vật sống có chứa một chất với nồng độ cao hơn so với môi trường xung quanh). Methylmercury cũng gây ra sự tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn. Ví dụ, cá săn mồi lớn thường có hàm lượng thủy ngân cao do ăn phải nhiều loại cá nhỏ hơn đã nhiễm độc thủy ngân thông qua việc ăn các sinh vật phù du nhỏ hơn nữa.

Con người có thể tiếp xúc với thủy ngân dưới bất kỳ hình thức nào trong nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên phơi nhiễm thủy ngân chủ yếu xảy ra thông qua việc ăn phải cá và sinh vật giáp xác bị nhiễm methylmercury. Ngoài ra, công nhân làm việc tại nhà máy công nghiệp cũng có thể hít phải hơi thủy ngân như một tai nạn nghề nghiệp. Việc nấu nướng và chế biến thức ăn không thể loại bỏ được thủy ngân.

>>> Xem thêm: Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân là bao nhiêu?


2. Trọng lượng riêng của thủy ngân là bao nhiêu?

Ta có khối lượng riêng của thủy ngân là: DHg = Thủy ngân : 13600 kg/ m3

Vậy trọng lượng riêng của thủy ngân là :

dHg  = 10 x DHg = 136000 N/m3


3. Các nguồn lây nhiễm thủy ngân

Với mức độ nguy hiểm như trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nguồn lây nhiễm, bao gồm:

Kim loại Hg: Tiếp xúc qua con đường không khi và được hít vào phổi. Thể hơi của Hg là nguy hiểm nhất. Chất này được sinh ra từ hoạt động của các nhà máy nhiệt điện, lò đốt rác hoặc cháy rừng, vỡ nhiệt kế,…

Methyl thủy ngân (MeHg): Ngấm vào cơ thể khi ăn các loài cá nước ngọt và nước mặn. Đặc biệt là loài cá lớn, nằm đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập, cá vược, cá kiếm,…

Hợp chất vô cơ: Thấy trong thuốc uống, thuốc xịt muỗi, thuốc mỡ, pin hay một số loại thuốc từ thảo dược. Gây hại khi nuốt, khi hít vào cơ thể.

Thủy ngân phenyl: gặp trong các loại sơn sản xuất nhựa mủ, sơn chống thấm, một số loại mỹ phẩm,… Hợp chất xâm nhập vào cơ thể qua da, qua tiêu hóa hay khi hít phải.

Hg tiếp xúc chủ yếu qua đường thức ăn khi ăn thực vật nhiễm độc và khi ăn đồ hải sản. Hầu như khi tiếp xúc, chất độc trên được hấp thụ vào máu rồi phân phối tới mô não. Ngoài ra còn truyền qua nhau thai đến thai nhị và não thai nhi.


4. Tác hại của thủy ngân

Thủy ngân là kim loại lỏng khó phân hủy trong môi trường và tích lũy sinh học trong chuỗi thức ăn. Thủy ngân ít độc, nhưng hơi, các hợp chất và muối của nó rất độc, có thể gây tổn thương hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp, hệ thống miễn dịch và thận. Cho dù ít độc hơn so với các hợp chất của nó nhưng thủy ngân vẫn tạo ra sự ô nhiễm đáng kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.

Thủy ngân giải phóng từ chất thải có chứa thủy ngân tồn tại trong môi trường (đất, nước, không khí, trầm tích, thực vật..) hoặc tích tụ trong chuỗi thức ăn và vào cơ thể con người thông qua tiêu thụ cá và hải sản, hoặc hơi thủy ngân trực tiếp hoặc được hấp thụ trên tóc của con người. Để giám sát mức độ thủy ngân trong môi trường do chất thải thủy ngân cần phân tích các mẫu khác nhau, như các mẫu sinh học (cá và tôm, cua, sò, hến), mẫu môi trường (nước, trầm tích, đất và không khí), mẫu thực vật và con người (tóc, máu và nước tiểu).

Các ảnh hưởng độc hại của thủy ngân đã được biết khá rõ. Hơi thủy ngân ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên, phổi, thận, da, và mắt. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây đột biến.

Nhiễm độc cấp tính: Thường do tai nạn như vỡ bình chứa, hỏa hoạn, hơi thủy ngân bốc lên với nồng độ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp, gây viêm phế quản, viêm phổi kẽ lan tỏa. Gây viêm thận, đạm huyết tăng nhanh (4-5g urê/l), giảm clo huyết, nhiễm axit. Gây viêm loét miệng, bỏng đường tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp. Nạn nhân khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng, bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến 36 giờ.

Nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp:

Tiếp xúc với nồng độ thấp kéo dài các triệu chứng chủ yếu trên hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Ngoài ra còn có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tiết niệu…

- Các triệu chứng về tiêu hóa như viêm ruột, xuất huyết đường tiêu hóa, viêm lợi, kèm vị đắng khó chịu, viêm miệng, loét niêm mạc, có thể thấy đường viền thủy ngân màu xanh ở bờ răng lợi.

- Các triệu chứng về thần kinh: Như run cố ý; bệnh Parkinson với biểu hiện run khi nghỉ và giảm chức năng vận động.

- Tiếp xúc mãn tính với thủy ngân có thể gây ra run mí mắt và rối loạn thị giác, viêm màng tiếp hợp, thu hẹp thị trường.

- Thủy ngân có thể gây ung thư, biến đổi gen và gây quái thai.

Ngoài ra, có thể có cảm giác đau lan tỏa hay bong da bàn tay và bàn chân. Điển hình là bệnh Minamata do ăn cá và sò nhiễm độc methyl thủy ngân tại vịnh Minamata tỉnh Kumamoto Nhật Bản làm nhiễm độc 17.000 người, chết 1.484 người và 10.626 được bồi thường (tính đến 1997).

Từ năm 1976, nước ta đã công nhận bệnh nhiễm độc thủy ngân là bệnh nghề nghiệp được đền bù.

--------------------------

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc nhà Trọng lượng riêng của thủy ngân là bao nhiêu? Và cung cấp cho bạn một số kiến thức về thủy ngân. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 20/08/2022 - Cập nhật : 20/08/2022