logo

Theo P.Samuelson, A.Smith là nhà tiên tri của tư tưởng tự do kinh tế, dựa vào học thuyết kinh tế của A.Smith để chứng minh điều đó

Câu hỏi: Theo P.Samuelson, A.Smith là nhà tiên tri của tư tưởng tự do kinh tế, dựa vào học thuyết kinh tế của A.Smith để chứng minh điều đó

Trả lời

Theo P.Samuelson, A.Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do mới vì ông là người đầu tiên trong lịch sử đề cập đến cơ chế tự điều tiết trong
nền kinh tế và cho rằng không cần đến sự can thiệp nhà nước tới nền kinh tế vẫn có thể giải quyết hài hòa các vấn đề kinh tế. Quan điểm này được thể hiện trong lí thuyết “bàn tay vô hình”.

* Nội dung lí thuyết bàn tay vô hình:

- ASmith đi từ nhân tố con người kinh tế:

+ Con người kinh tế là con người tham gia vào những quan hệ trao đổi, mà những quan hệ này phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở lợi ích kinh tế.

+ Quan hệ xã hội bình thường chỉ tồn tại trong xã hội tư bản.

- Theo ông, xã hội loài người là một liên minh của sự trao đổi. Trao đổi là đặc tính vốn có của con người dựa trên cơ sở tình yêu và tính ích kỉ, trong đó tính ích kỉ mạnh hơn. “Anh hãy đưa cái của anh mà tôi cần, tôi sẽ đưa cho anh cái anh cần”.

- Trong khi trao đổi sản phẩm cho nhau, phục vụ lẫn nhau, con người bị chi phối bởi lợi ích cá nhân. Nhưng khi theo đuổi lợi ích cá nhân, con
người lại bị dẫn dắt bởi “bàn tay vô hình”. “Bàn tay vô hình” đưa cá nhân đến việc đáp ứng lợi ích khác nằm ngoài lợi ích cá nhân của anh ta, đó là lợi ích xã hội.

- ASmith cho rằng trong trường hợp này, con người đáp ứng lợi ích xã hội tốt hơn là ngay từ đầu anh ta có ý định làm nó.

- Lợi ích cá nhân là lợi ích xuất phát, lợi ích xã hội là lợi ích phụ thuộc. Lợi ích cá nhân được thỏa mãn thì lợi ích xã hội cũng được phát triển. 2 lợi ích này không mâu thuẫn với nhau. “Dầu nhờn lợi ích cá nhân sẽ làm cho bánh xe kĩ thuật hoạt động 1 cách kì diệu. Không cần kế hoạch, không cần qui tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả”.

Theo P.Samuelson, A.Smith là nhà tiên tri của tư tưởng tự do kinh tế, dựa vào học thuyết kinh tế của A.Smith để chứng minh điều đó

- “Bàn tay vô hình” chính là các qui luật kinh tế khách quan hoạt động tự phát, chi phối hành vi của các cá nhân.
VD: TƯ bản mang hàng hóa từ nơi A có giá thấp hơn đến nơi B có giá cao hơn để bán nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn. Đây là quyết định chủ quan nhưng bị chi phối bởi quy luật kinh tế khách quan là qui luật giá trị (giá trị quyết định giá cả).

- Điều kiện cho quy luật kinh tế khách quan hoạt động đó là sản xuất hàng hóa.

Nền kinh tế diễn ra trên cơ sở tự do cạnh tranh → Ông cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế. Nhà nước chỉ thực hiện các chức năng kinh tế khi những chức năng đó vượt qua khả năng của các tổ chức tư nhân. 

* Lí thuyết Bàn tay vô hình của ASmith mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của thị trường mà không quan tâm đến mặt khuyết tật của nó, vì vốn thị trường không thể tự khắc phục. Do đó ASmith đã tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, phủ nhận khủng hoảng kinh tế.

→ Việc nghiên cứu lí thuyết này còn có ý nghĩa cần nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về cơ chế thị trường Sự điều tiết của Nhà nước là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị trường. 

icon-date
Xuất bản : 16/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022