logo

Cho biết ý nghĩa lí luận và thực tiễn được rút ra từ việc nghiên cứu lí luận “bàn tay vô hình” của A.Smith

Câu hỏi: Cho biết ý nghĩa lí luận và thực tiễn được rút ra từ việc nghiên cứu lí luận “bàn tay vô hình” của A.Smith.

Trả lời

* Ý nghĩa lí thuyết: Lí thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith là cơ sở lí luận để cho các trường phái kinh tế học sau này kế tục, phát triển lí thuyết cơ chế thị trường tự do cạnh tranh.

Theo Samuelson, “A.Smith là nhà tiên tri của chủ nghĩa tự do kinh tế”.

Các lí thuyết kinh tế kế thừa và phát triển tư tưởng tự do kinh tế của ASmith: 

- Trường phái cổ điển Pháp: học thuyết về trật tự tự nhiên của Quesney.

- Trường phái tân cổ điển:

+ Lí thuyết cân bằng tổng quát của Leon Waras:

+ Lý thuyết về giá cả: chủ trương tập trung phân tích thị trường tự do cạnh tranh.

+ Lý thuyết cân bằng mọi tổng quát: phản ánh sự phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình” của A.Smith đó là trạng thái cơ bản của cả ba tư tưởng: tư tưởng hàng hoá, tư tưởng tư bản và tư tưởng lao động nó được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung – cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường.

Cho biết ý nghĩa lí luận và thực tiễn được rút ra từ việc nghiên cứu lí luận “bàn tay vô hình” của A.Smith

+ Lí thuyết giá cả của A.Marshall: lý thuyết cung cầu và giá cả cân bằng trên thị trường tự do cạnh tranh, tự điều tiết.

- Ngoài ra, chủ nghĩa tự do mới đồng thời thừa nhận bàn tay của nhà nước và bàn tay của thị trường nhưng xem trọng bàn tay thị trường nhiều hơn. Lí thuyết kinh tế của chủ nghĩa tự do mới tăng mạnh ở cộng hoà liên bang Đức dưới hình thức kinh tế tập thể xã hội , chủ nghĩa cá nhân mới ở Anh, chủ nghĩa bảo thủ mới ở Mỹ, chủ nghĩa giới hạn ở áo…. Đặc biệt ở Đức “kết hợp nguyên tắc tự do với nguyên tắc cân bằng xã hội trên tập thể”.

- Trường phái chính hiện đại đồng thời thừa nhận cả 2 bàn tay và xem nó như nhau, “điều hành nền kinh tế k có chính phủ hay thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng 1 bàn tay vậy”. 

* Ý nghĩa lí luận và thực tiễn với nước ta hiện nay:

- Nước ta hiện nay đã chuyển sang vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghiã, nhưng còn nhiều yếu tố sơ khai. Việc nghiên cứu lí thuyết ‘Bàn tay vô hình’ của A.Smith có ý nghĩa cung cấp 1 tri thức quan trọng về vai trò của cơ chế thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Trong cơ chế này, mọi việc lựa chọn sản xuất và tiêu dùng của các chủ kinh tế đều đc thực diện dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan, theo mệnh lệnh của thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế điều chỉnh linh hoạt các nguồn lực trong nền kinh tế theo hướng hiệu quả, tự nó có thể tạo ra sự cân đối cung-cầu trên thị trường. Bởi vậy cần nhận thức đúng vai trò của cơ chế thị trường và có giải pháp để phát huy vai trò đó trong vận hành nền kinh tế nước ta hiện nay.

- Lí thuyết ‘Bàn tay vô hình’ của A.Smith mới chỉ quan tâm đến mặt tích cực của thị trường, mà không thấy tác động tiêu cực hay thất bại mà tự nó không thể khắc phục đc, vì thế ông đã tuyệt đối hóa vai trò của thị trường, phủ nhận vai trò kinh tế của nhà nước. Việc nghiên cứu lí thuyết này còn có ý nghĩa cần có cái nhìn khách quan, khoa học về cơ chế thị trường. Không nên coi thị trường là 1 sự ‘hoàn hảo’ trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối vs nền kinh tế thị trường là cần thiết để ngăn ngừa,khắc phục những thất bại của thị trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả. Tuy nhà nước không làm thay đc thị trường nhưng nó có thể làm tăng hiệu quả của thị trường. 

icon-date
Xuất bản : 16/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022