logo

Lí thuyết giá trị ích lợi của J.B.Say, lí thuyết khủng hoảng kinh tế. Tại sao Say phủ nhận khủng hoảng kinh tế? K.Marx đã giải thích khủng hoảng kinh tế như thế nào?

Câu hỏi: Lí thuyết giá trị – ích lợi của J.B.Say, lí thuyết khủng hoảng kinh tế. Tại sao Say phủ nhận khủng hoảng kinh tế? K.Marx đã giải thích khủng hoảng kinh tế như thế nào?

Trả lời

* Lí thuyết giá trị – ích lợi của J.B.Say

- Xa rời nguyên lí giá trị – lao động, thay vào đó là nguyên lí giá trị – ích lợi. Say nói rằng, sản xuất tạo ra ích lợi, ích lợi làm cho vật có giá trị; vật càng có ích lợi cao thì càng có giá trị lớn.

- Say cho rằng quan hệ cung cầu, tính khan hiếm cũng quyết định giá trị hàng hóa.

* Lí thuyết khủng hoảng kinh tế.

- J.B.Say cho rằng, quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là nhịp nhàng, không khủng hoảng.

- Dựa trên luận điểm “sản phẩm đổi lấy sản phẩm”, tiền tệ chỉ giữ vai trò trung gian. Theo Say, khối lượng hàng hóa sản xuất ra luôn bằng khối lượng hàng hóa
tiêu thụ. 

+ Tổng giá trị sản xuất ra = Tổng thu nhập được phân phối

+ Tất cả những gì sản xuất ra sẽ được mua hết bởi một sức mua tương đương đã được phân phối.

+ Trên thị trường: tổng cung = tổng cầu, nền kinh tế không có khủng hoảng. 

Lí thuyết giá trị  ích lợi của J.B.Say, lí thuyết khủng hoảng kinh tế. Tại sao Say phủ nhận khủng hoảng kinh tế? K.Marx đã giải thích khủng hoảng kinh tế như thế nào?

Nếu như có khủng hoảng thì chỉ khủng hoảng cục bộ ở một ngành nào đó, cho rằng khủng hoảng chỉ là hiện tượng nhất thời, nó diễn ra khi có hàng hóa này dư thừa do thiếu hàng hóa kia để trao đổi.

- Để khắc phục: không phải là hạn chế sản xuất mà là gia tăng sản xuất ngành bị thiếu. 

* Say phủ nhận khủng hoảng kinh tế vì: Say đã lẫn lộn giữa trao đổi hiện vật hàng – hàng với lưu thông hàng hóa – tiền tệ: hàng –tiền – hàng’.

- Trên thực tế:

+ trong trao đổi hiện vật, cung – cầu đi liền nhau cả về không gian, thời gian.

+ trong lưu thông hàng hóa – tiền tệ, cung – cầu tách rời nhau cả về không gian, thời gian. Chính điều này là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế.

* K.Marx đã giải thích khủng hoảng kinh tế như thế nào

K.Marx đánh giá: Phương pháp luận của Adam Smith mang tính 2 mặt: vừa khoa học vừa tầm thường.

Thật vậy: trong lí thuyết giá trị (lí thuyết trọng tâm của học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh) của Adam Smith:

- Về giá trị: Adam Smith đưa ra 2 định nghĩa về giá trị:

+ Giá trị của hàng hóa là do hao phí lao động sản xuất ra hàng hóa đó quyết định

→ Định nghĩa chính xác, khoa học

+ Giá trị hàng hóa là do lao động mà người ta có thể mua được bằng hàng hóa đó quyết định.

→ Định nghĩa tầm thường không khoa học

+) Về định nghĩa thứ 2, A.Smith xuất phát từ hiện tượng cụ thể, đó là nhà tư bản trả công cho công nhân bằng hàng hóa:
VD: Nhà tư bản trả công cho 1 ngày lao động của công nhân là 3kg thóc. Ông lập tức kết luận: giá tr của 3kg thochs là 1 ngày lao động.
Trên thực tế: 3kg thóc = V (sức lao động) giá trị của 3kg thóc = V + m

+) Nguyên nhân: Do ông chưa phân biệt được phạm trù lao động và phạm trù sức lao động. Đây cũng là hạn chế của kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh nói chung. Trên thực tế, tiền lương (ở VD trên là 3kg thóc) chính là giá tr của hàng hóa sức lao động. Trong 1 ngày lao động, sức lao động của công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn nó là V + m.

- Về cơ cấu giá trị  hàng hóa, A.Smith cho rằng:

+ Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, lượng giá trị hàng hóa được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa.

+ Còn trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa: Do sự tham gia của nhiều nhân tố, cho nên giá trị hàng hóa được phân phối như sau:

+ Một mặt được phân phối thành tiền lương (cho công nhân), lợi nhuận, lợi tức (cho nhà tư bản) và địa tô (cho địa chủ)

→ Đây là mặt chính xác, khoa học

+ Nhưng mặt khác, tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, địa tô là nguồn gốc của giá trị.

Về cơ cấu: Ông đã gạt bỏ yếu tố giá tr tư liệu (c) ra khỏi lượng kết cấu của giá trị hàng hóa (bù đắp tư liệu sản xuất hao phí) và cho rằng, lao động tạo ra tiền lương, tư bản tạo ra lợi nhuận, lợi tức, đất đai tạo ra địa tô.

→ Đây là mặt tầm thường không khoa học

+) Nguyên nhân: Ông đã lẫn lộn giữa 2 vấn đề, là hình thành giá tr và phân phối giá trị. Đây cũng là sai lầm chung của học thuyết kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. 

icon-date
Xuất bản : 16/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022