logo

Trình bày lí luận ích lợi giới hạn và giá trị giới hạn của trường phái thành Viên (Áo), Tư tưởng giới hạn trong kinh tế đã được học thuyết kinh tế của những trường phái nào vận dụng và phát triển?

Câu hỏi: Trình bày lí luận ích lợi giới hạn và giá trị giới hạn của trường phái thành Viên (Áo), Tư tưởng “giới hạn” trong kinh tế đã được học
thuyết kinh tế của những trường phái nào vận dụng và phát triển?

Trả lời

* Lí luận ích lợi - giới hạn trường phái giới hạn thành Viennam (Áo):

- Tiền đề: định luật nhu cầu của Goosen:

+ Định luật 1: Bất cứ một nhu cầu nào cũng có thể thỏa mãn nếu như người ta tiêu dùng một loại sản phẩm có khả năng thỏa mãn nhu cầu, cường độ nhu cầu giảm khi sản lượng sản phẩm đưa ra thỏa mãn nhu cầu tăng lên, nhu cầu không còn nữa nếu con người thỏa mãn sản phẩm đến tột độ.

+ Định luật 2: Cá nhân thức được nhu cầu của mình và biết rõ cách thức để thỏa mãn nhu cầu, nếu như biết qui luật tính toán, cá nhân sẽ sắp xếp được nhu cầu của mình theo một trình độ nhất định căn cứ vào cường độ nhu cầu và muốn cá nhân.

- Nội dung:

+ Ích lợi là một đặc tính cụ thể của vật, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người.

+ Nhu cầu của con người có cường độ khác nhau. Nếu được tuần tự thỏa mãn thì cường độ nhu cầu sẽ giảm xuống. Theo đà tăng lên của vật đưa ra để thỏa mãn nhu cầu, vật sau đưa ra sẽ có ích lợi nhỏ hơn vật trước

+ Với một số lượng sản phẩm có hạn, thì ích lợi của vật đưa ra cuối cùng là ích lợi giới hạn và nó quyết định ích lợi của các vật khác.

Trình bày lí luận ích lợi giới hạn và giá trị giới hạn của trường phái thành Viên (Áo), Tư tưởng giới hạn trong kinh tế đã được học thuyết kinh tế của những trường phái nào vận dụng và phát triển?

* Lí luận giá trị giới hạn

- Tiền đề:

+ Lí luận giá trị – ích lợi của J.B.Say

+ Lí luận ích lợi – giới hạn

- Nội dung:

+ ích lợi quyết định giá trị hàng hóa. Ích lợi giới hạn chính là giá trị giới hạn. Vật càng khan hiếm thì ích lợi giới hạn lớn, giá trị càng cao. Vì vậy muốn làm cho hàng hóa có nhiều giá trị thì phải tạo ra khan hiếm.

+ Thực chất của quan điểm này: Gía trị hàng hóa do cung – cầu quyết định.

* Tư tưởng “giới hạn” trong kinh tế đã được học thuyết kinh tế của những trường phái sau vận dụng và phát triển:

- Lí thuyết năng suất giới hạn, người công nhân giới hạn và sản phẩm giới hạn của J.B.Clark trong trường phái giới hạn ở Mĩ.

- A.Marshall nhà kinh tế thuộc trường phái Cambridge Anh cũng cho rằng nhu cầu về của cải là có giới hạn và khẳng định giá cầu của người mua được quyết định bởi ích lợi giới hạn.

- J.M.Keynes và P.A.Samuelson đã ủng hộ lí thuyết này:

+ Keynes đã xây dựng lí thuyết “Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” và “Hiệu quả giới hạn của tư bản”.

+ Samuelson đưa ra lí thuyết “Giới hạn khả năng sản xuất” và “Sự lựa chọn”. 

icon-date
Xuất bản : 16/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022