logo

Vì sao nói thuyết cân bằng tổng quát các loại thị trường của Leon Wallas thể hiện sự kế thừa, phát triển “bàn tay vô hình” của Adam Smith, đồng thời thể hiện rõ phương pháp luận của trường phái tân cổ điển?

Câu hỏi: Vì sao nói thuyết cân bằng tổng quát các loại thị trường của Leon Wallas thể hiện sự kế thừa, phát triển “bàn tay vô hình” của Adam Smith, đồng thời thể hiện rõ phương pháp luận của trường phái tân cổ điển?

Trả lời

* Nội dung lí thuyết cân bằng tổng quát các loại thị trường của Leon Wallas:

- Thể hiện sự kế thừa và phát triển “bàn tay vô hình” của A.Smith, đồng thời thể hiện sự đặc trưng phương pháp luận của trường phái tân cổ điển.

- Theo L.Wallas: trong cơ cấu nền kinh tế thị trường gồm 3 loại thị trường chủ yếu:

+ Thị trường sản phẩm: nơi mua – bán hàng hóa

+Thị trường lao động: nơi mua – bán hàng hóa sức lao động (giá cả là tiền lương)

+ Thị trường tư bản: nơi mua – bán tư bản cho vay (giá cả là lãi suất) Tương quan trao đổi giữa các loại thị trường là giá cả thị trường

- 3 thị trường này vốn độc lập với nhau, nhưng nhờ có hoạt động của các doanh nhân mà chúng có mối liên hệ với nhau:

+ Thị trường sản phẩm: Doanh nhân là người cung cấp sản phẩm. Để sản xuất ra hàng hóa, doanh nhân phải vay vốn ở thị trường tư bản, thuê công nhân ở thị trường lao động. Trên 2 thị trường này, doanh nhân được gọi là cầu.

+ Khi vay tư bản, doanh nhân phải trả lợi tức, công nghiệp phải thuê bằng tiền lương.

+ Nếu thị trường sản phẩm: Cung < cầu (giá cả > chi phí sản xuất), doanh nhân thu lợi nhuận. Họ sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, vay thêm tư bản, thuê thêm công nghiệp - Cầu thị trường tăng ở thị trường tư bản, thị trường lao động → Giá cả tăng → Lãi suất và tiền lương tăng

→ Chi phí sản xuất tăng.

+ Mặt khác ở thị trường sản phẩm: Cung tăng → Lợi nhuận giảm.

+ Khi lợi nhuận giảm bằng chi phí sản xuất, doanh nhân không mở rộng sản xuất nữa. Họ không vay thêm tư bản, thuê thêm công  nhân nữa → Lãi suất, tiền lương ổn định

→ Cả 3 thị trường đạt trạng thái cân bằng.

→ Điều kiện để thị trường đạt trạng thái cân bằng là giá cả = chi phí sản xuất

Vì sao nói thuyết cân bằng tổng quát các loại thị trường của Leon Wallas thể hiện sự kế thừa, phát triển “bàn tay vô hình” của Adam Smith, đồng thời thể hiện rõ phương pháp luận của trường phái tân cổ điển?

- Thuyết cân bằng tổng quát các loại thị trường của Leon Wallas thể hiện sự kế thừa, phát triển “bàn tay vô hình” của Adam Smith vì đã đánh giá cao vai trò tự điều tiết của thị trường, không kể đến sự điều tiết kinh tế của Nhà nước. Đồng thời thể hiện rõ phương pháp luận của trường phái tân cổ điển, bởi lí thuyết này mang những đặc điểm chủ yếu của trường phái này:

+ Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước

+ Tâm lí chủ quan trong phân tích kinh tế

+ Chuyển sự chú sang lưu thông, trao đổi, nhu cầu

+ Sử dụng phương pháp vi mô trong phân tích kinh tế

+ Đi từ những vấn đề kinh tế của 1 doanh nghiệp để rút ra những kết luận áp dụng cho nền kinh tế – xã hội nói chung

+ Chỉ nghiên cứu vấn đề kinh tế thuần túy, kinh tế ứng dụng mà không đề cập vấn đề chính trị - xã hội. 

icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022