logo

Trình bày nội dung, ý nghĩa lí thuyết giá cả Marshall và rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu lý thuyết này. Lí thuyết này có khắc phục được khủng hoảng kinh tế không? Vì sao?

Câu hỏi: Trình bày nội dung, ý nghĩa lí thuyết giá cả Marshall và rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu lý thuyết này. Lí thuyết này có khắc phục được khủng hoảng kinh tế không? Vì sao?

Trả lời

* Nội dung lí thuyết giá cả của Marshall:

- Theo Marshall, giá cả thị trường được hình thành tự phát do tác động của quan hệ cung – cầu, nó được xác định ở điểm cân bằng của giá cung, giá cầu.

- Cầu và giá cầu:

+ Cầu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: thu nhập dân cư, thị hiếu, giá cả hàng hóa liên quan, số lượng tiêu dùng, các kì vọng.

+ Giá cả là mối tương quan giữa cầu và giá cả.

+ Để phản ánh sự thay đổi của cầu đối với giá cả, dùng khái niệm hệ số co giãn của cầu theo giá.

- Cung và giá cung:

+ Cung bị ảnh hưởng bởi nhân tố: công nghệ sản xuất, giá các yếu tố đầu vào, chính sách thuế, số lượng người sản xuất, kì vọng.

+ Lượng cung vận động cùng chiều với giá cả

- Tổng hợp cung – cầu:

+ Giá cung đại diện cho người bán, giá cầu đại diện cho người mua

+ Trên thị trường, người mua, người bán luôn đấu tranh với nhau, mà giao điểm giá cung, giá cầu là giá cả cân bằng.

Trình bày nội dung, ý nghĩa lí thuyết giá cả Marshall và rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu lý thuyết này. Lí thuyết này có khắc phục được khủng hoảng kinh tế không? Vì sao?

* Ý nghĩa:

- Về lí luận: là cơ sở lí luận để cho các nhà kinh tế học vi mô hiện đại tiếp tục phát triển về cơ chế thị trường, về cung – cầu, giá cả thị trường.

- Về thực tiễn: là cơ sở cho các nhà sản xuất điều tiết sản xuất sao cho mức sản xuất phù hợp với nhu cầu xã hội căn cứ vào biến động giá cả.

* Lí thuyết này không khắc phục được khủng hoảng vì khủng hoảng đặc trưng của chủ gnhiax tư bản là khủng hoảng thừa. Marshall đề cao sự tự phát của cơ chế thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng kinh tế. Tuy nhiên cơ chế thị trường còn có khuyết tật, thất bại mà bản thân nó ko tự khắc phục được. Khủng hoảng đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là khủng hoảng thừa, khi mà số lượng hàng hóa sản xuất ra vượt quá khẳ năng chi trả (vượt quá sức mua) của người tiêu dùng và nền sản xuất nói chung 

icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022