logo

Chứng minh rằng lý thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô.

Câu hỏi: Chứng minh rằng lý thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô.

Trả lời

Có thể nói, lí thuyết kinh tế học của trường phái tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô hiện đại, bởi có thể tìm thấy sự kế thừa trường phái Tân cổ điển của kinh tế học vi mô hiện đại ở các nội dung: đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thuật ngữ cơ bản, lí thuyết cơ bản.

- Đối tượng nghiên cứu: Lĩnh vực nghiên cứu là lĩnh vực trao đồi lưu thông, trao đổi, nhu cầu… 

- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp vi mô, nghiên cứu kinh tế trong các xí nghiệp cụ thể, các loại hàng hóa cụ thể từ đó rút ra kết luận cho toàn chung cho toàn nền kinh tế. Sử dụng các mô hình, công thức, đồ thị toán học đề giải thích nền kinh tế.

- Thuật ngữ cơ bản: sau này, kinh tế học vi mô hiện đại tiếp tục sử dụng các thuật ngữ cơ bản mà trường phái Tân cổ điển đã đưa ra:

+ Ích lợi giới hạn của trường phái giới hạn thành Viene – Áo sau này là lợi ích cận biên trong kinh tế vi mô

+ Năng suất giới hạn của trường phái Mĩ sau này chính là năng suất cận biên của lao động trong kt vi mô.

+ Thuật ngữ cung cầu, hệ số co dãn của cầu trong lí luận của Marshall đc phát triển thành lí thuyết cung cầu, hệ số co dãn của cầu theo giá (công thức của Marshall là co dãn khoảng, ngoài ra còn có công thức co dãn điểm.) trong kinh tế học vi mô, ngoài ra còn đc phát triển thêm các khái niệm khác như hệ số co dãn của cung theo giá, của cầu theo thu nhập…

Chứng minh rằng lý thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô.

- Các lí thuyết cơ bản: Cùng với sự kế thừa các thuật ngữ cơ bản, kinh tế học vi mô hiện đại cũng kế thừa và phát triển xa hơn các lí thuyết kinh tế cơ bản của trường phái Tân cổ điển

 

Trường phái Tân cổ điển

Kinh tế học vi mô

Lí thuyết ích lợi giới hạn – Áo: - Lí thuyết lợi ích của kt học vi mô: lợi ích cận biên
- Quy luật lợi ích cận biên giảm dần
Lí thuyết năng suất giới hạn:

Hàm sản xuất ngắn hạn của kinh tế học vi mô: Q = f (K, L). 

Năng suất cận biên sẽ giảm dần.

Lí thuyết cung cầu – Marshall: Lí thuyết cung cầu – kinh tế học vi mô:
Hệ số co dãn của cầu theo giá. Hệ số co dãn của cầu theo giá
icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022