logo

Phân tích đặc điểm phương pháp luận trong lý thuyết việc làm của Keynes. Vì sao nói lý thuyết này vừa có sự kế thừa lại vừa thể hiện khuynh hướng đối lập với trường phái tân cổ điển.

Câu hỏi: Phân tích đặc điểm phương pháp luận trong lý thuyết việc làm của Keynes. Vì sao nói lý thuyết này vừa có sự kế thừa lại vừa thể hiện khuynh hướng đối lập với trường phái tân cổ điển.

Trả lời

* Đặc điểm phương pháp luận

- Đề cao vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước, xem nhẹ, thậm chí bỏ qua vai trò tự điều tiết của cơ chế thị trường.

- Trường phái Keynes phát triển kinh tế dưới góc độ vĩ mô (phân tích kinh tế xuất phát từ những tổng lượng lớn để nghiên cứu mối liên hệ và
khuynh hướng của chúng nhằm tìm ra công cụ tác động vào khuynh hướng, làm thay đổi tổng lượng)

→ Đưa ra mô hình kinh tế vĩ mô với 3 đại lượng:

+ Đại lượng xuất phát (tư liệu sản xuất, sức lao động, cơ cấu của chế độ xa hội, thể chế chính trị, trình độ chuyên môn hóa lao động): không thay đổi hoặc thay đổi chậm chạp.

+ Đại lượng khả biến độc lập (tiêu dùng, đầu tư, ưa chuộng tiền mặt..): Cơ sở hoạt động của mô hình.

+ Đại lượng khả biến phụ thuộc: phản ánh thực trạng nền kinh tế (sản lượng, việc làm, thu nhập quốc dân, tiền công..) có sự thay đổi theo sự tác động của các biến độc lập.

→ Mối liên hệ giữa đại lượng khả biến độc lập và khả biến phụ thuộc:
Q=C+I
R=C+S
I=S

→ S và I là 2 đại lượng quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

-Trường phái Keynes còn gọi là trường phái trọng cầu: đánh giá cao vai trò của tiêu dùng, cho rằng tiêu dùng là nhiệm vụ số 1 mà nhà kinh tế học phải giải quyết.

- Về cơ bản trong phương pháp Keynes vẫn dựa vào tâm lí chủ quan, nhưng k phải tâm lí cá biệt mà là tâm lí xã hội, tâm lí của số đông. 

- Tích cực sử dụng phương pháp toán học trong phân tích kinh tế. 

Phân tích đặc điểm phương pháp luận trong lý thuyết việc làm của Keynes. Vì sao nói lý thuyết này vừa có sự kế thừa lại vừa thể hiện khuynh hướng đối lập với trường phái tân cổ điển.

* So sánh với tân cổ điển:

- Kế thừa (Giống) : đều có tư tưởng giới hạn, đi theo nguyên lí giới hạn, đều có yếu tố tâm lí chủ quan trong phân tích, đều sử dụng công cụ toán học trong phân tích, đều rất quan tâm đến vấn đề trao đổi, tiêu dùng & nhu cầu.

- Đối lập (Khác):

+Tân cổ điển - đề cao vai trò của tự do kinh tế, của cơ chế thị trường, phản đối can thiệp của nhà nước. Keynes lại ngược lại

+Về phương pháp luận, Tân cổ điển - dùng phương pháp vi mô, nên yếu tố tâm lí chủ yếu khai thác yếu tố tâm lí cá nhân. Còn Keyness - dùng phương pháp vĩ mô, nên yếu tố tâm lí của Keyness quan tâm đến những khuynh hướng tâm lí xã hội, tâm lí số đông, có thể khái quát thành qui luật tâm lí.Ý đồ của ông là muốn nhà nước tác động vào các qui luật tâm lí để giải quyết những vấn đề kinh tế.

+Keynes đã đưa ra phương pháp phân tích vĩ mô (tức là phân tích kinh tế xuất phát từ toàn bộ hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nghiên cứu các tổng lượng kinh tế và tìm ra mối liên hệ giữa các tổng lượng kinh tế đó). Còn Tân cổ điển, dựa vào phương pháp phân tích vi mô, nghiên cứu hành vi của một xí nghiệp riêng lẻ, một người tiêu dùng riêng lẻ. 

icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022