logo

Cho biết quan điểm của Keynes về vấn đề thất nghiệp của chủ nghĩa tư bản. Trình bày tóm tắt lý thuyết việc làm của Keynes?

Câu hỏi: Cho biết quan điểm của Keynes về vấn đề thất nghiệp của CNTB. Trình bày tóm tắt lý thuyết việc làm của Keynes?

Trả lời

*Quan điểm của Keynes về thất nghiệp:

-Thất nghiệp là nhân tố gây bất ổn định cho nền kinh tế. Ông cho rằng khi tổng cung bằng tổng cầu cũng k nhất thiết là có công ăn việc làm đầy đủ do luôn tồn tại thất nghiệp không tự nguyện. Cái quyết định tổng mức công ăn việc làm là cầu có hiệu quả vì thế ông chủ trương khuyến khích mọi hoạt động có thể nâng cao tổng cầu và khối lượng việc làm, thậm chí cả các hoạt động đầu tư cho chiến tranh, quân sự
hóa nền kinh tế. Keynes phủ định chính sách kt tự do thả nổi, ông xác nhận rằng trong tình trạng k có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế xã hội, sẽ k đủ cầu có hiệu quả, từ đó k có đủ công ăn việc làm. Vì thế ông chủ trương mở rộng chức năng của nhà nước, nhà nước can thiệp toàn diện vào kt thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ,…Để nâng cao khối lượng việc làm, ông khuyến khích cả các hoạt động đầu tư cho chiến tranh, quân sự hóa nền kinh tế. Thậm chí để giảm thất nghiệp ông chủ trương đưa thêm tiền vào lưu thông. Theo Keynes, lạm phát có kiểm soát không có gì nguy hiểm, mà làm như vậy sẽ duy trì đc tình hình thị trường trong thời kì sản xuất và việc làm giảm sút.

Cho biết quan điểm của Keynes về vấn đề thất nghiệp của chủ nghĩa tư bản. Trình bày tóm tắt lý thuyết việc làm của Keynes?

*Vấn đề việc làm chiếm vị trí trung tâm trong toàn bộ lí thuyết của Keynes bởi lí thuyết của Keynes ra đời sau khi chứng kiến cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho tình trạng thất nghiệp kéo dài nghiêm trọng, trong khi các lí thuyết kinh tế trước đây bắt đầu tỏ ra k hiệu quả thì lí thuyết kinh tế của Keynes ra đời nhằm chống lại khủng hoảng kinh tế, khắc phục tình trạng thất nghiệp. Để giải quyết thất nghiệp, Keynes đưa ra lí thuyết về việc làm: Theo Keynes, khối lượng việc làm phụ thuộc vào “cầu có hiệu quả”. Cầu có hiệu quả là giao điểm giữa đường tổng cung và tổng cầu (tổng thu nhập) khi tổng cung ngang bằng tổng cầu. Cầu có hiệu quả cao thì lượng công nhân thu hút vào càng nhiều và ngược lại. 

Khuynh hướng tiêu dùng và khuynh hướng tiết kiệm: 

- Khuynh hướng tiêu dùng phản ánh mối tương quan giữa thu nhập với số dành cho tiêu dùng được rút ra từ thu nhập đó. Những nhân tố khách quan có ảnh hưởng tới tiêu dùng (sự thay đổi về chính sách thuế, thay đổi về lãi suất, giá cả..). Những nhân tố chủ quan có ảnh hưởng tới tiêu dùng (hầu hết là những nhân tố qui định hành vi tiết kiệm).

- Khuynh hướng tiết kiệm: phản ánh mối tương quan giữa thu nhập và tiết kiệm

+Tiết kiệm cá nhân do 8 nhân tố qui định: thận trọng, nhìn xa, tính toán, tham vọng, tự lập, kinh doanh, kiêu hãnh, hà tiện.

+Tiết kiệm của doanh nghiệp, tổ chức nhà nước, đoàn thể do những nhân tố liên quan đến việc KD, hoặc xuất phát từ nguyên tắc tài chính là phải có lượng tiền mặt dự trữ nhất định.

-Keyness cho rằng ở những người có thu nhập thấp, thu nhập bao nhiêu, tiêu dùng bấy nhiêu. Khi chuyển sang mức thu nhập cao, con
người sẽ dành ra 1 phần cho tiết kiệm, gia tăng tiêu dùng sẽ chậm hơn so với gia tăng thu nhập. Trong khi gia tăng tiêu dùng ngày càng chậm thì gia tăng tiết kiệm sẽ ngày càng nhanh. Ông đưa ra những khái niệm sau.

+ Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn là khuynh hướng cá nhân có xu hướng muốn phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng theo tỉ
lệ giảm dần.

+ Khuynh hướng tiết kiệm giới hạn là khuynh hướng cá nhân muốn phân chia phần thu nhập tăng thêm cho tiết kiệm theo tỉ lệ tăng dần.

- Như vậy, cùng với sự gia tăng của thu nhập, tiêu dùng giới hạn sẽ ngày càng giảm, tiết kiệm giới hạn sẽ ngày càng tăng. Vậy khi việc làm tăng, thu nhập tăng, dẫn tới tăng tiêu dùng và tăng tiết kiệm. Tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu nhập, tiêu dùng giảm tương đối, cầu có hiệu quả giảm, qui mô sản xuất cũng giảm, giảm việc làm, giảm thu nhập. Việc tăng đầu tư sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng.

Mức độ cân bằng việc làm sẽ phụ thuộc vào khối lượng đầu tư hiện tại. Khối lượng đầu tư hiện tại sẽ phụ thuộc vào sự kích thích đầu tư. Mà sự kích thích đầu tư sẽ phụ thuộc vào hiệu quả giới hạn của tư bản và lãi suất. Muốn khắc phục phải có sự can thiệp của nhà nước thông qua việc duy trì cầu đầu tư.

Tăng đầu tư – tăng cầu bổ sung công nhân – tăng quỹ lương – tăng tiêu dùng – tăng giá – tăng quy mô sản xuất – tăng việc làm – tăng thu nhập..Từ đó, thất nghiệp và khủng hoảng được ngăn chặn. 

icon-date
Xuất bản : 17/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022