logo

A.Smith và D.Ricardo bàn luận như thế nào về cơ cấu giá trị hàng hóa? K.Marx đã bổ sung và phát triển như thế nào?

Câu hỏi: A.Smith và D.Ricardo bàn luận như thế nào về cơ cấu giá trị hàng hóa? K.Marx đã bổ sung và phát triển như thế nào?

Trả lời

* A.Smith bàn về cơ cấu giá trị hàng hóa, ông cho rằng:

- Trong sản xuất hàng hóa giản đơn, lượng giá trị hàng hóa được đo bằng lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa

- Còn trong sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa: Do sự tham gia của nhiều nhân tố, cho nên:

+ Giá trị hàng hóa một mặt được phân phối thành tiền lương (cho công nhân), lợi nhuận, lợi tức (cho nhà tư bản), địa tô (cho địa chủ)

+ Mặt khác, tiền lương, lợi nhuận, địa tô là nguồn gốc của giá trị

- Về cơ cấu, ông đã gạt bỏ yếu tố giá trị tư liệu (c: bù đắp tư liệu sản xuất hao phí) ra khỏi lượng kết cấu của giá trị han, và cho rằng: lao động tạo ra tiền lương tư bản tạo ra lợi nhuận đất đai tạo ra địa tô

→ Lẫn lộn 2 vấn đề hình thành giá trị – phân phối giá trị.

A.Smith và D.Ricardo bàn luận như thế nào về cơ cấu giá trị hàng hóa? K.Marx đã bổ sung và phát triển như thế nào?

* D.Ricardo:

- Về cơ cấu giá trị hàng hóa:

+ Ông khẳng định không phải thu nhập quyết định giá trị, mà giá trị được phân phối thành các khoản thu nhập.

+ Đưa ra nguồn gốc giá trị: Giá trị = hao phí lao động quá khứ + hao phí lao động sống

- Ông đã phân biệt được lao động giản đơn và lao động phức tạp.

Tuy nhiên ông cũng mắc phải một số sai lầm như: cho rằng thời gian lao động xã hội được quyết định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất, chưa phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa, hay đã bỏ qua hao phí lao động quá khứ chỉ kết tinh trong nguyên vật liệu (C2).

* Đóng góp của K.Marx:

- Theo Karl Marx, lượng giá trị của hàng hoá là: W = C + V + m

+ W là lượng giá trị của hàng hoá, C là tư bản bất biến, là tư liệu sản xuất như nhà xưởng, máy móc, nguyên vật liệu ...

+ V là tư bản khả biến, là tiền để thuê công nhân

+ m là giá trị thặng dư của người công nhân đồng thời cũng là lợi nhuận mà nhà tư bản thu được.

- Theo lý luận của Marx, nhà tư bản không đóng góp vào giá trị của hàng hoá nhưng mà vẫn thu được lợi nhuận là giá trị thặng dư.  

icon-date
Xuất bản : 16/06/2022 - Cập nhật : 01/07/2022