logo

D.Ricardo đưa trường phái cổ điển Anh lên đến đỉnh cao nhưng không thể đến tận cùng được.

Câu hỏi: D.Ricardo đưa trường phái cổ điển Anh lên đến đỉnh cao nhưng không thể đến tận cùng được.

Trả lời

Thật vậy:
 

 

Cống hiến

Hạn chế

Lí thuyết
giá trị

 

+ Khẳng định tính đúng đắn của định nghĩa thứ chất của A.Smith về giá trị.
+ Phân biệt được thời gian lao động cá biệt – thời gian lao động xã hội.
+ Người đầu tiên đưa ra

Khái niệm: giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
+ Về cơ cấu giá trị hàng hóa : phân biệt được hình thành thu nhập và phân phối thu nhập
+ xác định được giá trị = hao phí lao động quá khứ + hao phí lao động sống

 

+ Chưa phân biệt được lao động – sức lao động 
+ Nhầm lẫn rằng thời gian lao động xã hội được quyết định bởi điều kiện sản xuất xấu nhất.
+ Chưa phát hiện ra tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa

→ Chưa xác định được phạm trù tư bản bất biến, tư bản khả biến, phạm trù cấu tạo hữu cơ của
tư bản
→ Chưa giải thích được qt bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận và sự chuyển hóa giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh

 

Lí thuyết
tiền tệ

 

Tiếp tục ủng hộ qui luật lưu thông tiền tệ của Petty

 

Lẫn lộn giữa 2 loại lưu thông: tiền vàng và tiền giấy

 


thuyết
thu
nhập

 

Tiền
công

 

Phân biệt tiền công danh nghĩa – tiền công thực tế

 

Lẫn lộn lao động – sức lao động nên đã xác định rằng bản
chất của tiền công là giá cả của lao động

 

Lợi
nhuận

 

Đã thấy được sự bóc lột

 

Không thừa nhận sự bóc lột vì không có khái niệm giá trị thặng dư

 

Lí thuyết tư bản

 

Chia tư bản thành 2 bộ phận: tư bản cố định, tư bản lưu động

 

+ Coi tư bản là vật, và tồn tại vĩnh viễn
+ Không đưa nguyên vật liệu vào tư bản lưu động

 

 

Từ đó ta dễ thấy, dù Ricardo có cống hiến lớn vào các lí thuyết kinh tế, đặc biệt là lí thuyết giá trị và lí thuyết thu nhập, thế nhưng ở lí thuyết nào ông cũng mắc phải sai lầm khi lẫn lộn giữa 2 vấn đề (lưu thông tiền vàng – tiền giấy, lao động – sức lao động), hoặc xác định thiếu, không đầy đủ, về thời gian lao động, tính 2 mặt của lao động, về thành phần của địa tô, của tư bản lưu động, hoặc sai lầm khi cho rằng tư bản là vật, tồn tại vĩnh viễn, cho rằng chủ nghĩa tư bản là ưu việt… Các vấn đề kinh tế chưa được giải thích chính xác và triệt để.

Vì những lí do trên mà ta nói, David Ricardo đã đưa trường phái cổ điển Anh lên đỉnh cao nhưng không đi đến tận cùng. 

icon-date
Xuất bản : 16/06/2022 - Cập nhật : 16/06/2022