logo

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết


I. Giới thiệu tác giả 

Tác giả dân gian  


II. Khái quát tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

1. Hoàn cảnh sáng tác

In trong Kho tàng tục ngữ Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016.


2. Thể loại

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào lời nói, suy nghĩ, và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.


3. Bố cục

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết có bố cục gồm 6 phần:

- Phần 1: Câu tục ngữ số 1

- Phần 2: Câu tục ngữ số 2

- Phần 3: Câu tục ngữ số 3

- Phần 4: Câu tục ngữ số 4

- Phần 5: Câu tục ngữ số 5

- Phần 6: Câu tục ngữ số 6


4. Tóm tắt

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về sự dự báo thời tiết. 

+ Câu tục ngữ số 1 giải thích về hiện tượng: Trời nắng ráo người ta có cảm giác như ở giữa ban ngày, trời mưa thì cảnh vật u ám gây cảm giác trời nhanh về chiều, chóng tối. 

+ Câu số 2 giải thích: Vào đêm, trăng có quầng thì ngày mai trời sẽ nắng, còn nếu trăng tán thì ngày mai trời sẽ mưa. 

+ Câu 3 giải thích: Khi trời nổi gió heo may và chuồn chuồn bay ra nhiều thì sắp có bão. 

+ Câu 4 giải thích: Kiểu thời tiết do gió mùa đông gây ra ở miền Bắc nước ta: nửa đầu mùa đông lạnh khô, nửa cuối mùa đông lạnh ẩm. 

+ Câu số 5 giải thích: Khi chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa. Tương tự như vậy, nếu chuồn chuồn bay cao thì nghĩa là lượng hơi nước trong không khí rất thấp, mây sẽ ít và trời sẽ có nắng ấm.

+ Câu số 6: Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. 


5. Giá trị nội dung

Những câu tục ngữ về thiên nhiên đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Lối nói ngắn gọn, có vần, nhịp.

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ.

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.

7. Tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

1. Trời nắng chóng trưa. trời mưa chóng tối.

2. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

3. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

4. Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc”, tháng Ba rét nàng Bân.

5. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. 

6. Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng

Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối. 

(In trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kỉnh (CB), NXB Văn hoá Thông tin, 2002;

Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016)


8. Sơ đồ tư duy

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Câu hỏi 1: Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?

Lời giải:

Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích con người dự đoán trước được tình hình thời tiết, để biết cách xử lý trong từng tình huống một cách kịp thời, như: trời nắng có thể mặc áo, đội mũ; trời mưa kịp thời mang ô hoặc áo mưa,... Đồng thời giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên và nhận thức về các hiện tượng tự nhiên.

Câu hỏi 2: Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?

Lời giải:

Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người.

Câu hỏi 3: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ?

Lời giải:

Những dấu hiệu giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ là:

- Các câu đều vô cùng ngắn gọn, hàm súc.

- Có nhịp điệu, hình ảnh, có vần

- Được sử dụng trong lời nói hằng ngày.

- Nội dung: chủ yếu là những kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết.

Câu hỏi 4: Tác giả muốn nói về hiện tượng gì qua câu 6?

Lời giải:

Nói về hiện tượng tự nhiên của trời đất. Đó là sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.

Câu hỏi 5: Các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?

Lời giải:

Các câu tục ngữ cùng nói về các hiện tượng thời tiết theo kinh nghiệm của dân gian.

Câu hỏi 6: Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?

Lời giải:

Về hình thức, câu tục ngữ số 5 khác biệt so với các câu còn lại ở chỗ: đây là câu tục ngữ được viết dưới dạng câu thơ lục bát, dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng.

Câu hỏi 7: Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?

Lời giải:

Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích con người dự đoán trước được tình hình thời tiết, để biết cách xử lý trong từng tình huống một cách kịp thời, như: trời nắng có thể mặc áo, đội mũ; trời mưa kịp thời mang ô hoặc áo mưa,... Đồng thời giúp chúng ta biết cách quan sát các hiện tượng tự nhiên và nhận thức về các hiện tượng tự nhiên và giúp giải thích các hiện tượng đang xảy ra một cách chi tiết, cụ thể nhất.

Câu hỏi 8: Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.

Lời giải:

Vào một chiều buổi hè, Nam và Phúc đang ngồi trên ven đê xem thả diều. Bỗng Phúc chỉ tay lên trời và nói:

- Nam, nhìn kìa, trên bầu trời nhiều chuồn chuồn đang bay quá!

- Tớ nghe nói nhiều chuồn chuồn là báo hiệu sắp mưa đấy – Nam nói.

- Tớ nghe bà bảo còn phải phụ thuộc vào độ cao thấp mà chuồn chuồn bay mới xác định chính xác được. – Phúc đáp lại

- Vậy á. Là như nào thế? – Nam hỏi

- Bà tớ bảo “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. – Phúc nói

- Ồ. Bây giờ tớ mới biết đó. Chắc điều đó là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta từ xưa nhỉ. – Nam hỏi Phúc.

- Chắc chắn là như vậy rồi- Phúc đáp lời.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 30/07/2022