logo

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội


I. Giới thiệu tác giả 

Tác giả dân gian 


II. Khái quát tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội


1. Hoàn cảnh sáng tác

In trong Kho tàng tục ngữ Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016.


2. Thể loại

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào lời nói, suy nghĩ, và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.


3. Bố cục 

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội có bố cục gồm 9 phần:

- Phần 1: Câu tục ngữ số 1

- Phần 2: Câu tục ngữ số 2

- Phần 3: Câu tục ngữ số 3

- Phần 4: Câu tục ngữ số 4

- Phần 5: Câu tục ngữ số 5

- Phần 6: Câu tục ngữ số 6

- Phần 7: Câu tục ngữ số 7

- Phần 8: Câu tục ngữ số 8

- Phần 9: Câu tục ngữ số 9


4. Tóm tắt

Văn bản Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về con người, xã hội. Đó là những điều: Sống có đức thì sẽ gặp điều tốt lành, cần biết ơn người đã giúp đỡ ta, cần nhớ ơn thầy cô, học tập bạn bè cũng là điều cần thiết trong cuộc sống, không nản lòng khi gặp khó khăn, cần kiên trì trong cuộc sống.

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nội dung

Đúc kết từ những kinh nghiệm dân gian thành những câu tục ngữ, tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.


6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Ngôn từ bình dị, gần gũi

- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa

- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ

- Nội dung hàm súc, cô đọng


7. Tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

1. Ở hiền gặp lành.

2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

3. Không thầy đố mày làm nên. 

4. Học thầy không tày học bạn. 

5. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

6.Có công mài sắt, có ngày nên kim. 

7. Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 

8. Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông.

9. Mất của dễ tìm 

Mất lòng khó kiếm.

(In trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hoá Thông tin, 2002;

Tục ngữ ca dao dân cũ Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016)


8. Sơ đồ tư duy

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Câu hỏi 1: Em hiểu các cụm từ “ăn quả”, “nhớ kẻ trồng cây”, “sóng cả”, “ngã tay chèo”, “mài sắt”, “nên kim” như thế nào? Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng ở đây. 

Lời giải:

“Ăn quả”: Hưởng thụ thành quả lao động, những cống hiến xã hội. 

“Nhớ kẻ trồng cây”: Ghi nhớ công lao của những người đã giúp đỡ mình, đã tạo ra thành quả lao động để mình được hưởng thụ. 

“Sóng cả”: Khó khăn, thử thách lớn. 

“Ngã tay chèo”: Từ bỏ trước khó khăn. 

“Mài sắt”: Sự kiên trì, bền bì, cố gắng trong cuộc sống

“Nên kim”: Thành công. 

Câu hỏi 2: Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có gì đặc biệt?

Lời giải:

Cách diễn đạt “mất lòng khó kiếm” trong câu tục ngữ số 9 có đặc biệt ở chỗ: “mất lòng” có nghĩa là “làm cho người khác không bằng lòng, không hài lòng vì một hành vi, thái độ không phải nào đó”. Ý nghĩa này không phải là phép cộng đơn giản ý nghĩa giữa hai thành tố “mất” (không tồn tại) và “lòng”. Do đó, “mất lòng” và “khó kiếm” khó có thể kết hợp được với nhau. Tuy nhiên, trong câu tục ngữ trên, trong câu tục ngữ trên, “mất lòng” được đặt trong sự đối lập với “mất của”,  “khó kiếm” được đặt trong sự đối lập với “dễ tìm”. Vì vậy, cách kết hợp từ ngữ trên (“mất lòng khó kiếm”) vẫn chấp nhận được và nó đã tạo ra sự bất ngờ, thú vị cho người đọc.

Câu hỏi 3: Tìm các cặp vần (nếu có) và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ trên.

Lời giải:

- Câu tục ngữ 3: Vần cách (thầy - mày)

- Câu tục ngữ 4: Vần cách (thầy - tày)

- Câu tục ngữ 5: Vần cách (cả - ngã)

- Câu tục ngữ 7: Vần cách (non - hòn)

- Câu tục ngữ 8: Vần cách (bạn - cạn)

=> Tác dụng: Câu có nhịp điệu, trở nên sinh động, dễ nhớ, dễ thuộc, gần gũi hơn.

Câu hỏi 4: Xác định số chữ, số dòng, số vé của các câu tục ngữ 1,6,8,9.

Lời giải:

Câu Số chữ Số dòng Số vế
1 4 1 1
6 8 1 2
8 8 1 1
9 8 2 2

IV. Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Câu 1: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì?

A. Là các quy luật của tự nhiên

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.

Đáp án đúng: C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.

Câu 2: Tục ngữ về con người và xã hội được hiểu theo những nghĩa nào?

A. Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

B. Chỉ hiểu theo nghĩa đen.

C. Chỉ hiểu theo nghĩa bóng.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án đúng: A.Cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Câu 3: Đặc điểm nổi bật về hình thức của Tục ngữ về con người và xã hội là gì?

A. Diễn đạt bằng hình ảnh so sánh. 

B. Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ. 

C. Từ và câu có nhiều nghĩa. 

D. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng

Câu 4: Có thể sử dụng câu tục ngữ "Một mặt người bằng mười mặt của" trong trường hợp nào

A. Có thể dùng câu tục ngữ khi an ủi một ai bị mất mát tài sản, tiền bạc “của đi thay người”.

B. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người.

C. Dạy con cái biết quý trọng giá trị con người.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu “Uống nước nhớ nguồn”?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

B. Uống nước nhớ kẻ đào giếng

C. Ăn cháo đá bát

D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng

Đáp án đúng: C. Ăn cháo đá bát

Câu 6: Nội dung nào không có trong nghĩa của câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”?

A. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn

B. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi

C. Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy

D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn.

Đáp án đúng: D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn.

Câu 7: Câu tục ngữ “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” dùng cách diễn đạt nào?

A. Bằng biện pháp so sánh

B. Bằng biện pháp ẩn dụ

C. Bằng biện pháp chơi chữ

D. Bằng biện pháp nhân hoá.

Đáp án đúng: B. Bằng biện pháp ẩn dụ

Câu 8: Câu tục ngữ nào trái nghĩa "Đói ăn vụng, túng làm càn"?

A. Chết vinh còn hơn sống nhục

B. Chết đứng còn hơn sống quỳ

C. Chết trong còn hơn sống ngoài

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án đúng: D. Tất cả đều đúng.

Câu 9: Trường hợp nào cần bị phê phán trong việc sử dụng câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của”?

A. Phê phán những trường hợp coi trọng của cải hơn con người

B. An ủi, động viên những trường hợp mà nhân dân ta cho là “của đi thay người”

C. Nói về tư tưởng đạo lí, triết lí sống của nhân dân ta: đặt con người lên trên mọi thứ của cải

D. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con.

Đáp án đúng: D. Khuyến khích việc sinh đẻ nhiều con.

Câu 10: Câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụ lại nên hòn núi cao” khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án đúng: A. Đúng

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 30/07/2022