logo

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất - SGK Chân trời sáng tạo Văn 7

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất


I. Giới thiệu tác giả 

Tác giả dân gian 


II. Khái quát tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất 


1. Hoàn cảnh sáng tác

In trong Kho tàng tục ngữ Việt, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Văn hóa Thông tin, 2002; Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016.


2. Thể loại

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào lời nói, suy nghĩ, và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.


3. Bố cục

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất gồm 5 phần: 

- Phần 1: Câu 1: Tầm quan trọng của đất

- Phần 2: Câu 2, Câu 3: Kinh nghiệm trồng lúa

- Phần 3: Câu 3: Kinh nghiệm trồng khoai

- Phần 4: Câu 4: Kinh nghiệm mùa vụ

- Phần 5: Còn lại: Kinh nghiệm trồng lúa


4. Tóm tắt

Các câu tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết từ dân gian về nghề trồng trọt của người nông dân. Văn bản: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ được cha ông ta đúc kết, truyền cho con cháu sau này về lao động, sản xuất: tầm quan trọng của đất đai, tầm quan trọng của phân bón khi trồng lúa, khuyên ta làm việc gì cũng cần cẩn thận, kinh nghiệm trồng khoai, gieo mạ. Rồi tháng ba nắng hạn, nếu có mưa sẽ làm cho ruộng đồng được tươi tốt mùa màng bội thu, tháng 4 là thời kỳ thu hoạch nếu mưa nhiều quá sẽ làm cho cây cối ngập úng chết hết và đúc kết về sấm và mưa đầu mùa hè giúp lúa phát triển tốt.  Chúng ta cần ghi nhớ sự quan trọng của đất, của phân bón khi trồng lúa, thời tiết, nên gieo mạ, trồng khoai ở ruộng nào, … để lao động sản xuất thu được kết quả tốt.


5. Giá trị nội dung

Những câu tục ngữ về lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

6. Đặc sắc nghệ thuật 

- Lối nói ngắn gọn, có vần, nhịp.

- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ.

- Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.


7. Tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

1. Tắc đất tấc vàng.

2. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

3. Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

4. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. 

5. Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất. 

6. Lúa chiêm nép ở đầu bờ, 

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

(In trang Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kinh (CB), NXB Văn hoá Thông tin, 2002;

Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2016)


8. Sơ đồ tư duy

Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Câu hỏi 1: Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên. 

Lời giải:

Dựa vào các đặc điểm của tục ngữ: 

- Thường ngắn gọn (câu ngắn nhất gồm 4 chữ, câu dài có thể trên dưới 16 chữ) 

- Có nhịp điệu, hình ảnh. 

- Hầu hết đều có vần và thường là vần lưng. 

- Đó là những câu được sử dụng trong lời nói hằng ngày. Có nội dung, tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội. 

Câu hỏi 2: Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

Lời giải:

Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ mười) . Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông

Câu hỏi 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

Lời giải:

Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa (lúa chiêm - nép - nghe - phất cờ) có tác dụng làm cho câu tục ngữ  thể hiện được cách nhìn của người xưa trước hiện tượng tự nhiên đầy sinh động.

Câu hỏi 4: Các câu tục ngữ trên cùng nói về nội dung gì? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất.

Lời giải:

Ông cha ta đã dựa trên kinh nghiệm quan sát và giải thích hiện tượng tự nhiên để đúc kết nên câu ca dao này, thể hiện cách nhìn của người xưa trước các hiện tượng tự nhiên. Qua đó, khẳng định tình yêu thiên nhiên, yêu lao động sản xuất, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. 

Câu hỏi 5: Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

Lời giải:

Ngày xưa, một năm nhân dân ta chỉ làm hai vụ lúa: vụ chiêm và vụ mùa (vụ mười) . Tháng ba nắng hạn, ruộng đồng khô cạn, khi lúa đang trổ đòng đòng. Mưa tháng ba đối với nhà nông là ‘cơn mưa vàng’ làm cho lúa tốt bời bời, bội thu. Trái lại, trong tháng tư, lúa sắp chín, khoai đỗ sắp thu hoạch, nếu mưa nhiều sẽ gây nhiều thiệt hại lớn cho nhà nông

Câu hỏi 6: Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số 6 có gì khác biệt so với các câu 2,3,4,5 ?

Lời giải:

Hai câu tục ngữ số 1 và số 6 không có sự đối xứng rõ ràng giữa các vế so với các câu 2,3,4,5.

b Ngoài các bài ca dao vừa học, các em còn biết thêm những câu ca dao, tục ngữ, câu thơ nào nói về nỗi vất vả của người nông dân?

Lời giải:

Có nhiều câu, chẳng hạn:

Chân lấm tay bùn.
Hai sương một nắng.
Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.

Muốn no thì phải hay làm
Một hạt lúa vàng, chín giọt mồ hôi.
Quanh năm, cấy hái cày bừa
Vụ chiêm tiết hạ, vụ mùa tiết đông.
Ai về nhắn chị em cùng
Muốn cho no ấm, nghề nông chuyên cần.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 30/07/2022