Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Một số câu tục ngữ Việt Nam bao gồm hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Một số câu tục ngữ Việt Nam - SGK Kết nối tri thức Văn 7
Một số câu tục ngữ Việt Nam
Tục ngữ là sáng tác của nhân dân, hay còn gọi là tác giả dân gian.
- Nguyễn Xuân Kính (chủ biên) - Nguyễn Thúy Loan - Phan Lan Hương - Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Cũng là 1 thể loại của văn học dân gian.
Một số câu tục ngữ Việt Nam có bố cục gồm 2 phần:
+ Phần 1: 8 câu tục ngữ đầu: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
+ Phần 2: Còn lại: Tục ngữ về con người và xã hội
Một số câu tục ngữ Việt Nam đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất cũng như tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp.
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ.
- Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung.
1. Bỏ thương, vương tội: Bứt rời ra thì không nỡ, mang theo thì khó khăn.
2. Ai ăn mặn, nấy khát nước: Ai làm quấy, làm ác thì sẽ chịu hậu quả.
3. Ai chê đám cưới, ai cười đám ma: Nhà có việc thì tùy sức mà làm, sợ gì thiên hạ dòm ngó cười chê.
4. Ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấy: Ai làm quấy thì thiên hạ cười chê họ, mình không hơi sức đâu mà lo bao đồng.
5. Ai giầu ba họ, ai khó ba đời: Giàu nghèo đều có lúc, giầu không nên ỷ của, nghèo không nên thối chí.
6. Ăn bánh vẽ: Bị gạt bằng những lời hứa suông.
7. Ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng: Ăn ít, phải làm nhiều, không đáng công.
8. Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt: Điều xấu sẽ thành thói quen xấu
9. Ăn cây nào, rào cây nấy: chịu ơn ai, phải giữ gìn, bênh vực người ấy.
10. Ăn có chỗ, đỗ có nơi: Phải có thứ tự, ngăn nắp, đừng bừa bãi, cẩu thả.
11. Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra
12. Biết đâu ma ăn cỗ
13. Bụt chùa nhà không thiêng
14. Cái kim trong bọc lâu cũng có ngày lòi ra
15. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính
16. Chín người mười ý
17. Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
18. Con mắt là cửa sổ của tâm hồn
19. Có thực mới vực được đạo
20. Dạy khỉ trèo cây
21. Đi đêm lắm có ngày gặp ma
22. Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
23. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước
24. Đói trẻ chớ vội lo, nghèo trẻ chớ vội mừng
25. Cao không tới, thấp không thông: Kén chọn khó khăn, không vừa, không xứng
26. Có công mài sắt có ngày nên kim: Cố gắng thì việc khó thế nào cũng phải xong
27. Có cứng mới đứng đầu gió: Phải tài giỏi mới gánh nổi việc khó
28. Có chí làm quan, có gan làm giầu: Có quyết tâm gan dạ, gặp nguy hiểm khó khăn không chùn, sẽ làm nên sự nghiệp
29. Có đi có lại mới toại lòng nhau: Hưởng của người cần đền đáp cho cân
30. Có gan ăn cắp, có gan chịu đòn: Làm điều sai quấy phải chịu hậu quả, không nên trốn tránh
31. Có hoa hường nào không có gai: Gái đẹp nào cũng có mầm mống tai hại cho đàn ông
32. Có ít xít ra nhiều: Việc xảy ra giản dị tầm thường, nhưng kẻ nói lại thêu dệt cho ra to lớn, có thể sinh hậu quả không hay.
33. Có khó mới có khôn: Làm xong việc khó, người ta có thêm kinh nghiệm
34. Có khó mới có mà ăn, ngồi không ai dễ đem phần tới cho: gặp khó khăn vẫn cố gắng chịu đựng, lướt qua, mới thành sự để hưởng
35. Đục nước béo cò: Tình thế lộn xộn là dịp tốt cho kẻ trục lợi
36. Đứng mũi chịu sào: Giữ vai quan trọng, chịu trách nhiệm cho tất cả
37. Đứng núi này trông núi nọ: Không an phận, lúc nào cũng phân bì
38. Được chim bẻ ná, được cá quên nơm: Được việc rồi, quên ơn, bỏ người đã giúp mình nên việc
39. Được đàng chân, lân đàng đầu: Tham lam
40. Đứt dây động rừng: Nói một người, người khác nghĩ ngợi
41. Được làm vua, thua làm giặc: Trong cuộc tranh chấp, kẻ thắng được hơn, người thua chịu kém
42. Được lòng ta, xót xa lòng người: Phần mình sướng, tội nghiệp phần người
43. Được tiếng khen ho hen chẳng còn: Được khen, nhưng mình mất quá nhiều công sức
44. Được voi đòi tiên: Quá tham lam
45. Quân tử nhất ngôn.
46 . Chữ tín còn quý hơn vàng.
47. Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
48. Nói chín thì phải làm mười.
49. Hay gì lừa đảo kiếm lời
Cả nhà ăn uống, tội trời riêng mang.
50. Lời nói như đinh đóng cột
Đã nói ra thì chắc chắn phải thực hiện.
51. Rao ngọc, bán đá.
52. Treo đầu dê, bán thịt chó.
53. Hứa hươu, hứa vượn.
54. Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
55. Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết/ Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao: trước việc khó, chung nhau giải quyết sẽ thành công
56. Đói ăn rau, đau uống thuốc: Đói thì rau gì ăn được cũng ăn, cần no bụng. Bệnh thì thuốc gì uống đuợc cũng uống, cần khỏi bệnh.
57. Đói ăn vụng, túng làm liều: Khi thiếu thốn khiến người ta làm việc phi pháp bất lương.
58. Đói cho sạch, rách cho thơm: Khuyên dù nghèo đói cũng phải giữ danh dự mình
59. Đói đầu gối phải bò: Nghèo túng bắt buộc phải xoay xở
60. Đổi trắng thay đen: Người ngược ngạo
61. Đồng bạc đâm toạc tờ giấy: Tiền bạc có thể thay đổi luật pháp
62. Đồng tiền liền khúc ruột: Tiền bạc quý như thân thể, nên người ta bo bo giữ gìn
63. Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào: Cờ đến tay ai người ấy phất. Ai có nhiệm vụ, họ cũng có sáng kiến giải quyết sự việc.
64. Đời cha ăn mặn, đời con khát nước: Cha làm ác, con chịu hậu quả
>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Kết nối tri thức
-----------------------------
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Một số câu tục ngữ Việt Nam trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!