logo

Huyện đường - Tuồng (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

icon_facebook

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Huyện đường bao gồm tìm hiểu về tuồng và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Huyện đường - SGK Văn 10 Kết nối tri thức.

Huyện đường - Tuồng


I. Khái quát tác phẩm Huyện đường 


1. Xuất xứ

a. Tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến

- Nghêu, Sò, Ốc, Hến thuộc loại tuồng đồ (tuồng hài), châm biếm sâu sắc nhiều thói hư tật xấu trong xã hội và lật tẩy bộ mặt xấu xa của một số kẻ thuộc bộ máy cai trị ở địa phương trong xã hội xưa.

- Đây là tác phẩm tiêu biểu trong di sản tuồng truyền thống và là vở tuồng đồ thuộc loại đặc sắc nhất

- Tích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có một số dị bản, kể khác nhau ở một vài chỗ, trong đó có tình tiết đánh ghen cuối vở

- Văn bản Nghêu, Sò, Ốc, Hến do Hoàng Châu Ký chỉnh lí (1957) gồm có tất cả ba hồi.

b. Văn bản Huyện đường

- Trích từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến, thuộc cảnh I của hồi thứ II, thể hiện cảnh tri huyện và đề lại bàn bạc với nhau về cách nhũng nhiễu người kêu kiện.


2. Thể loại

Tuồng, luông tuồng, hát bộ, hát bội là những cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam. Khác với các loại hình sân khấu khác như chèo, cải lương.

Huyện đường - Tuồng (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

Tuồng mang theo âm hưởng hùng tráng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng.

Có thể nói Tuồng là sân khấu của những người anh hùng... Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.


3. Tóm tắt

 Huyện đường là đoạn trích trong tác phẩm Nghêu, Sò, Ốc, Hến kể lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, vào thời điểm diễn ra cuộc kiện tụng liên quan đến vụ trộm của Thị Hến. Tri lại, đề huyện và lính lệ đang suy tính bàn cãi tính kế xử kiện như thế nào để có thể lấy được nhiều tiền nhất từ những kẻ có liên quan như Sò, Ốc và Nghêu. Cuối cùng, chúng quyết định xử Ốc năm năm tù, phạt Nghêu đòn năm mươi trượng và phạt lí trưởng năm mươi quan tiền.


4. Bố cục 

- Phần 1 Từ đầu… liên quan đến vụ trộm: Kể tóm tắt vụ trộm

- Phần 2 Còn lại: Quá trình xử án


5. Giá trị nội dung 

- Phê phán sự tham ô của quan lại khi xử kiện


6. Giá trị nghệ thuật 

- Thành công trong xây dựng tâm lý nhân vật

- Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt


7. Tác phẩm Huyện đường

Một đêm nọ, Ốc (kẻ chuyên nghề "đào ngạch”) hợp tác với Nghêu (thầy bói) đột nhập nhà trùm Sò (địa chủ) để ăn trộm. Nghêu bị bắt giữ con Ốc chạy thoát được. Đang khi Ốc đem đồ ăn trộm bán cho Thị Hến - một người goá chồng, làm nghề buôn bán - thì trùm Sò và lí trưởng dẫn người ập đến bắt quả tang. Lý trưởng lợi dụng chuyện này đòi Thị Hến đút lót. Việc không thành, tất cả dắt nhau lên huyện đường. Tại đây, Ốc bị phạt tủ, Nghêu và lý trưởng bị đánh đòn. Riêng lí trưởng, trùm Sò còn phải chỉ tiền để hối lộ tri huyện). Nhờ có nhan sắc, Thị Hến không những không bị hạch tội, lại còn được tri huyện và đề lại "chiếu cố” hẹn hò. Lũ háo sắc ấy (có thêm cả lí trưởng) rơi vào bẫy của Thị Hến khi giáp mặt nhau tại nhà chị ta và bị các bà vợ đến đánh ghen một trận tơi bời. Đoạn trích dưới đây kể lại một cảnh làm việc nơi huyện đường, vào thời điểm diễn ra cuộc kiện tụng giữa các nhân vật liên quan đến vụ trộm.

Cảnh 1

- Bàn giấy của trí huyện.

Trên tường chính giữa là bức hoành phi đ hại chữ “Huyện đường”. Hla bên có hại câu đối. Bên cạnh câu đỗi phía trái có của nhà vào trong. 

Một chiếc bàn to để chính giữa làm bàn giấy của tri huyện, trên bàn có ống bút, ns liền mực, điểu bình. Bên trái, bàn giấu của tiên đề lại để xây mặt ra khán giả phía phí của sân khấu, trên bần cñng có thiên bút nà một chồng bơm từ.

Màn mở: trí huyện từ trong nhà bước ra, ngồi vào ghế.

TRI HUYỆN

(Nói lối)

Quyền trọng trấn nha môn

Bản chúc xưng trỉ huyện 

Đỉnh chưng đà đủ miếng

Hoa nguyệt cũng quen mùi

Lấy của cây ngọn roi

Làm quan nhờ lỗ khẩu?

Sự lí thường phân ấu

Được thua tự đồng tiền

Dân xã nếu không kiêng”

Bỏ xuống lao giam kĩ

(một lái, cười)

Quan chức nghĩ nên thú vị

Vào ra cũng phải chuyên cần

ĐỀ LẠI (bước ra)

Bẩm quan ạ!

TRI HUYỆN

Vâng, chào thầy. A, thây Đề ngày, hôm nay sao mà

(Nói lối)

Nhà lại vắng bẩm thân

Dân xã không đấu cáo

ĐỀ LẠI

Vâng, hôm nay chả thấy ai kiện cáo gì cả. Còn vụ Thị Hến, Nguyễn Sò quan đã định đút khoát thế nào chưa?

TRI HUYỆN

Vụ ấy à? Ý thầy thế nào? (không đợi để lại trả lời) Tôi thì tôi nghĩ cứ để đu đưa như vậy đã. Thằng Sò này giàu lắm, chúng mình có thể “ấy” được.

ĐỀ LẠI

Vâng, ta cứ bảo là để tra cứu đã. Thưa còn thằng Ốc, thằng Nghều, lí trưởng, Thị Hến thì liệu xử cho xong, bọn này toàn đầu trọc cả.

TRI HUYỆN

Phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu. (cười khoái trá) Xử Ốc năm năm tù, Nghêu phạt đòn năm chục trượng, lí trưởng đời ăn lót cần phạt trừng giới năm mười quan tiền.

ĐỀ LẠI

Bẩm quan xử thật sâu sắc, nhưng đã xử Nghêu và Ốc rồi Hoạt động “ăn ý” giữa trí thì lấy lí gì mà không xử Sò và Hến được. huyện và đề lại.

TRI HUYỆN (cười)

Ăn thua là những chỗ khó đấy đấy, lưỡi không xương nhiều đường lắt léo, nói thế nào lại chả được. Thị Hến thì cũng có thể cho về nhưng chưa nên xử vội, vì xử Hến thì phải xử Sò. Thầy hiểu chứ?

ĐỀ LẠI

Vâng ạ, quan xử hay lắm. (gợi) Lệ? đâu?

LÍNH LỆ A (lễ phép bước ra)

Bẩm quan dạy ạ.

ĐỀ LẠI

Ra đòi vụ Nguyễn Sò vào hầu, cả bên nguyên, bên bị, nhân chứng.

LÍNH LỆ A

Vâng ạ. (quay đi)

TRI HUYỆN

Lệ hầu đâu?

LÍNH LỆ B (từ trong)

Vâng. (dầm quạt lông ra hầu cạnh tri huyện)

(Có tiếng lệ A tới to bên trong: “Để ba người này vào trước. Đỉnh Ốc, Phan Nghêu vào sau, ngồi đấy”).

LÍNH LỆ A (đắt lí trưởng, Tràm Sò và Thị Hến xào. Vừa ào, lệ A bấm mấy người đứng lại nói nhỏ)

Nhắc lại ông Trùm, anh xã và chị Hến biết rằng hôm nay quan bận lắm, tôi bẩm mãi quan mới chịu xử vụ này đấy. 

LI TRƯỞNG

Vâng, tôi biết anh tử tế lắm, chúng ta với nhau rồi.

TRÙM SÒ

Vâng, tôi xin hậu tạ, anh cứ giúp đỡ cho.

LÍNH LỆ A

Thế bây giờ đứng đây, tôi vào bẩm lại đã. (chay vào chắp tay trước bàn giấ trị huyện) Bẩm con đã đòi vụ Nguyễn Sò đến hầu ạ.

(Hoàng Châu Ký chính li, Nghêu, Sẻ, Ốc, Hến,

NXB Phổ thông - Bộ Văn hoá, Hà Nội, 1957, tr. 141 - 145)


8. Sơ đồ tư duy

Huyện đường - Tuồng (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)

II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Huyện đường 

Câu 1: Bạn đã xem biểu diễn tuồng bao giờ chưa? Bạn nghĩ sao khi loại nghệ thuật sân khấu truyền thống này đang gặp khó khăn trên con đường đến với khán giả hiện đại?

Lời giải:

Em đã từng xem tuồng trên sân khấu. Loại hình nghệ thuật này đang gặp khó khăn trên con đường đến với khán giả hiện đại vì nó khá cổ điển và nội dung khá cũ, không phù hợp với đại đa số khán giả. Trong khi bên cạnh đó, có rất nhiều loại hình giải trí khác ra đời như phim ảnh, nhạc Kpop thu hút, hiện đại và dễ theo dõi hơn.

Câu 2: Trình bày cách bài trí nơi huyện đường - những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu?

Lời giải:

Những chi tiết cho thấy cách bài trí nơi huyện đường là:

- Trên tường chính giữa là bức hoành phi đề hai chữ “huyện đường”, hai bên hai câu đối, bên cạnh câu đối là cửa vào nhà trong

- Bàn giấy của tri huyện để chính giữa, trên có ống bút, nghiên mực, điếu bình

- Bàn của đề lại cũng có nghiên bút và một chồng đơn từ

Câu 3: Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ và cách nhìn nhận của người dân xưa đối với chốn “cửa quan”?

Lời giải:

Người dân xưa đối với chốn “cửa quan” vừa sợ sệt lại vừa đáng thương. Họ là những con người thấp cổ bé họng nên không biết dựa dẫm vào đâu, chỉ có thể đến cửa quan kêu oan, nhưng chính họ cũng không biết rằng, cửa quan chưa chắc đã là nơi giúp họ lấy lại công bằng.  Lời lẽ của lí trưởng và trùm sò khi được lính lệ gọi vào đầy vẻ khúm núm: “Vâng, tôi biết anh tử tế lắm, chúng ta với nhau rồi”; “Vâng, tôi xin hậu tạ, anh cứ giúp đỡ cho”.

Câu 4: Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân khấu, bạn sẽ lưu ý điều gì về diễn xuất của diễn viên? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, đối với vở tuồng Huyện đường, diễn viên nên lưu ý một số điểm sau về diễn xuất:

- Hành động, cử chỉ, bước đi, động tác nên mạnh mẽ, rõ rang, dứt khoát

- Động tác và lời nói, sác thái biểu cảm phải hài hòa với các yếu tố khác như tiếng trống, kèn, nhạc

- Đối với vai tri huyện, những đoạn cười nên diễn một cách tự nhiên, khoái trá, bộc lộ được bản chất tham nhũng của nhân vật

- Vai đề lại, lính lệ nên nói năng nhỏ nhẹ, ánh mắt láo liên, cười gian xảo

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 10 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Huyện đường trong bộ SGK Văn 10 Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 12/07/2022 - Cập nhật : 27/07/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads