logo

Tác giả - Tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc bao gồm Giới thiệu tác giả Huỳnh Như Phương và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc - SGK Kết nối tri thức Văn 7

Hãy cầm lấy và đọc


I. Giới thiệu tác giả Huỳnh Như Phương

GS Huỳnh Như Phương sinh năm 1955, quê ở Quảng Ngãi là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học ở Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM, đồng thời là nhà nghiên cứu, phê bình văn học trước năm 1975. Lúc chưa tới tuổi 20, Huỳnh Như Phương đã có bài đăng trên các tạp chí có khuynh hướng thiên tả lúc đó như Trình Bầy, Đối Diện.

Tác giả - Tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Phong cách: Không rộn ràng khái niệm, không rộn ràng thuật ngữ, giáo sư Huỳnh Như Phương chinh phục người đọc bằng những nhận định sắc bén nhưng điềm đạm với một kiểu văn phong mềm mại nhưng quả quyết.

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương (1986); Trường phái Hình thức Nga (2007); Những nguồn cảm hứng trong văn học (2008); Hãy cầm lấy và đọc (2016); Giấc mơ, cảnh tượng và cái nhìn (2019)...


II. Khái quát tác phẩm Hãy cầm lấy và đọc


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trích trong cuốn sách Hãy cầm lấy và đọc ( 2016)

Cuốn sách Hãy cầm lấy và đọc sẽ là một cẩm nang dẫn lối bạn đọc đến với thế giới huyền diệu và đa chiều của sách để có một cách tiếp nhận sách theo cách của riêng mình. Sách do Nhà Xuất bản Tổng hợp phát hành, vừa ra mắt bạn đọc tại Hội Sách TP.HCM năm 2016.

“Hãy cầm lấy và đọc” mang đến độc giả những suy ngẫm, chiêm nghiệm của ông trong nhiều năm giảng dạy, viết báo, viết sách về văn hóa đọc cũng như nhận định của tác giả về những kiện nổi bật trong đời sống văn hóa, xuất bản.


2. Thể loại 

Tác phẩm thuộc thể loại: Lý luận – Phê bình văn học 

Phê bình văn học là sự phán đoán, bình phẩm, đánh giá và giải thích tác phẩm văn học, đồng thời kèm theo việc phán đoán, bình luận, giải thích, đánh giá những hiện tượng đời sống mà tác phẩm nói tới. 


3. Bố cục

+ Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Au-gu-xtinh

+ Thân bài: Tất cả các đoạn triển khai phần Thân bài đều nói về việc đọc sách

+ Kết bài: Nhắc lại thông điệp về đọc sách


4. Giá trị nội dung

“Hãy cầm lấy và đọc” như một lời nhắn nhủ trân trọng tới độc giả hãy đọc sách, tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.

Tác giả - Tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

III. Câu hỏi vận dụng kiến thức Hãy cầm lấy và đọc 

Câu hỏi 1: Theo tác giả, cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hóa đọc hiện nay? Em tán thành với ý kiến của tác giả về vấn đề này không? Vì sao?

Lời giải:

Theo tác giả cần hai điều kiện để phát triển văn hóa đọc đang ngày càng sa sút hiện nay. Đó là người đọc và sách. Người đọc thì cần ham đọc sách, còn sách cũng phải giàu giá trị và ý nghĩa. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hóa đọc khó cải thiện được.

Ý kiến của tác giả rất hợp lý, bởi vì việc phát triển ý thức của mỗi người đọc là điều quan trọng, người đọc cần hình thành ý thức và thái độ đọc sách để tiếp thu những bài học trong cuộc sống. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều cuốn sách không chất lượng, ý nghĩa, làm xấu đi bộ mặt của những cuốn sách chân chính. Chính vì vậy cả người đọc và sách đều cần là “bộ mặt” tốt đẹp nhất để kích thích nhau cùng phát triển.

Câu hỏi 2: Từ nội dung văn bản Hãy cầm lấy và đọc, theo em, có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm được không? Vì sao?

Lời giải:

- Trải nghiệm là kinh qua, trải qua. Nói rõ hơn là được chứng kiến, tham dự một sự kiện gì, trực tiếp làm một việc gì, hay chịu một sự tác động nào từ bên ngoài, để lại những cảm giác, suy nghĩ, ấn tượng trong bản thân

- Qua trải nghiệm, con người hiểu biết đầy đủ hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, rút ra được bài học bổ ích về ứng xử. Con người sẽ trưởng thành hơn qua trải nghiệm

- Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân. Đọc sách, có khi người đọc như được xuyên thời gian về với quá khứ hay đến với tương lai xa xôi; có khi như được du lịch tới một miền đất lạ, và bằng tưởng tượng, như được sống với những số phận, những cuộc đời khác. Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc là hết sức phong phú. Do vậy, hoàn toàn có thể xem đọc sách cũng là một kiểu trải nghiệm.

Câu hỏi 3: Tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

Lời giải:

Để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách, tác giả đã dùng những lí lẽ và bằng chứng:

+ Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

+ Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.

Câu hỏi 4: Chỉ ra câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc". Em có đồng ý với cách lí giải đó không? Vì sao?

Lời giải:

- Câu văn thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp "Hãy cầm lấy và đọc": "Hãy cầm lấy và đọc" có thể xem là một thông điệp: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.".

- Em đồng ý với cách lí giải đó. Vì hành động "cầm lấy" và "đọc" mang tính chất chủ động từ chủ thể của hành động. "Đọc" là một quá trình tiếp nhận kiến thức và tư duy của chủ thể đọc, không phải là sự bị động, nói và nghĩ theo cách của người khác.

Câu hỏi 5: Làm cách nào để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc?

Lời giải:

Để khắc phục sự sa sút của văn hóa đọc, "cần tính đến cả hai phương diện: Chủ thể đọc và đối tượng đọc, nghĩa là phải có người ham đọc và có sách hay để đọc".

Câu hỏi 6: Cách kết văn bản có gì độc đáo?

Lời giải:

Cách kết văn bản độc đáo ở chỗ dùng cả tiếng Latinh và tiếng Việt. Cùng một nội dung, nhưng tác giả đã dùng tiếng Latinh để nói lại nguyên văn câu mà thánh Au-gút-xtinh được nghe, sau đó nói câu đó bằng tiếng Việt như lời kêu gọi mọi người đọc sách.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Hãy cầm lấy và đọc trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 26/07/2022