logo

Tác giả - Tác phẩm: Con hổ có nghĩa (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Con hổ có nghĩa bao gồm Giới thiệu tác giả Vũ Trinh và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Con hổ có nghĩa - SGK Kết nối tri thức Văn 7

Con hổ có nghĩa


I. Giới thiệu tác giả Vũ Trinh

Vũ Trinh (1759 – 1828) có tên tự là Duy Chu, hiệu là Lai Sơn, Nguyên Hanh, Lan Trì ngư giả; người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Ông đỗ Hương cống năm 17 tuổi, làm quan dưới triều Lê. Khi nhà Nguyễn lên ngôi, ông được triệu ra làm quan, từng được phong chức Thị trung học sĩ, Hữu tham tri bộ Hình, có thời kì bị Gia Long đày vào Quảng Nam.


II. Khái quát tác phẩm Con hổ có nghĩa


1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện "Con hổ có nghĩa" nằm trong cuốn "Lan Trì kiến văn lục" của Vũ Trinh, in trong sách "Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại", tập 1, Nguyễn Đăng Na tuyển chọn và giới thiệu, Hoàng Hưng dịch.


2. Thể loại

Truyện trung đại là loại truyện ra đời từ thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX, là thể loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết không giống hẳn với truyện hiện đại. Truyện ở đây vừa có tính hư cấu, vừa có loại truyện gần với kí, với sử. Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.


3. Bố cục

Có thể chia truyện thành hai đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “thế mới sống qua được” ⟹ truyện con hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều.

+ Đoạn 2: Còn lại ⟹ Truyện con hổ và bác tiều Mỗ ở Lạng Giang.


4. Tóm tắt

Tác giả - Tác phẩm: Con hổ có nghĩa (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Truyện Con hổ có nghĩa gồm có 2 câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất kể về một bà đỡ họ Trần thuộc huyện Đông Triều, một đêm nọ, bà được hổ cõng vào rừng. Đến nơi, bà thấy một con hổ cái đang chuyển dạ sinh nở, bà bèn giúp hổ cái sinh con một cách an toàn. Hổ đực mừng rỡ, báo đáp bà một cục vàng. Nhờ cục vàng đó mà bà có thể sống sót qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai kể về một bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn ân nhân, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình bác.


5. Giá trị nội dung

Truyện “Con hổ có nghĩa” thuộc loại truyện hư cấu, truyện nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo lí làm người


6. Đặc sắc nghệ thuật

Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người

- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, hư cấu, tưởng tượng…

- Kể chuyện theo trình tự thời gian, tuần tự (cái gì xảy ra trước thì kể trước, cái gì xảy ra sau thì kể sau ) → Đây là một phong cách kể được kế thừa từ văn học dân gian


7. Tác phẩm Con hổ có nghĩa

Huyện Đông Triều?! có bà đỡ?! là bà Trần. Một đêm bà nghe tiếng gõ cửa, bènmở cửa nhìn khắp xung quanh mà chẳng thấy ai. Đột nhiên, cỏ con hổ chồm tới cống bà đi, Ban đầu, bả sợ chết khiếp. Sau đó, bà tỉnh tảo lạn, thầy hỗ dùng một chân trước ôm bả chạy như bay. gặp bui ram gai góc thì đùng một chân rẽ lối. từ từ mà đi. Tới chỗ ngon núi sảu trong rừng, hổ thả bà Suống. Ba lai thấy một con hổ cái đang cáo đất, lăn lộn. Bả chó là hổ định ăn thịt mình, sợ hãi không đảm động đây. Hỗ đực dùng chân chỉ dân bà nhìn hổ cái và chảy nước mắt, Bà thấy như có cái gì động đậy trong bụng hỗ cải, biết là nó sắp đẻ. Sẵn có thuốc kích đẻ trong đải ảo, bà bổn hỏa với nước suối cho nó uống Cảm thấy hổ cái đỡ đau, bà lại xoa bóp bụng cho nó. Lát sau thủ hỗ sinh con. Bả thấy hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con mình, còn hỗ cái thì nằm phục xuống, đáng mệt mỏi lắm. Hồ đực rời khỏi gốc cây, đến bên bả đỡ, quý chân trước trên đất, vừa huỷ vừa nhìn bà, lát sau đưa ra một khối bạc. Bà biết hỗ tặng mình, nhận lẫy vả buộc vào thắt lưng. Hỗ đực từ từ đứng đây, vừa đi vừa ngoái nhìn bà. Bả theo hỗ ra khỏi rừng. Lúc rời khỏi khu rừng, trời sắp sáng, bà giơ tay nói: “Xin chúa sơn lảm quay ve”. Hỗ ben đừng lại quy xuống, hướng về bả đỡ củi đâu quấy đuổi tỏ ý tiễn biệt, Bả đi khá xa, hỗ mới dám lớn rồi rời đi. Bả về đến nhà, bỏ bạc ra cần được hơn mười lạng. Năm ä ấy mật mùa, bà nhờ có số bạc ấy mã sống qua được.

Huyện Lạng Giang có một người tiêu phu”? nọ đang kiếm củi ở chân núi, Từ xa thấy cây cối trong thung lũng phía trước ngọn nủi by động không ngớt bác tiêu mới vác búa đến xem. Bác ngó quanh thì thấy một con hổ trán trắng, ta như con bỏ, khi thi cúi đầu cảo đất, khi thi nhảy lên vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng. miệng ngoác lớn như cải sảng. máu chảy lênh láng. Bác tiền phu thấy miệng hỗ có khúc xương mắc trong họng. Bản chân hỗ móng vuốt lớn, cảng móc, khúc xương cảng vào sâu. Bác tiêu chậm rãi nên rượu lấy can đảm, rồi trèo lên cây hê lên rằng: “Cổ họng người đau phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho ngươi”. Hỗ nghe thấy, nằm phục xuống, há miệng hướng vẽ bác tiêu như cầu cửu. Bác tiêu trẻo xuống, thò tay vào cổ họng hỏa, lấy ra một chiếc xương bỏ to như cảnh tay, Hỗ liễm mép, vừa bỏ đi vừa nhìn khuôn mặt bác tiêu. Bác tiểu hô lớn: “Nhà ta ở thôn ấy, hễ được miếng ngon thì nhớ nhau nhé”. Bác tiêu ra về được mấy hôm, nữa đêm nghe thây ngoài cửa có tiếng kêu rất dữ dội. Sáng hôm sau mở cửa, bác tiêu thấy cỏ một con hươu chết ở đó. Nhiễu năm sau, bác tiêu qua đời. Lúc sắp chôn, một con hổ bỗng nhiên đến trước mô. Những người đưa đảm bỏ chạy, từ xa thấy hổ dùng đâu đụi vào quan tài, gầm gử, gào lớn, đi quanh quan tải vài vòng rồi bỏ đi. Về sau, mỗi dịp đến ngày giỗ bác tiêu, hỗ lại đưa hương, lợn đến để ở ngoài cửa, mấy chục năm liên.

(Dương Tuấn Anh dịch,

tạp chí văn học và Tuổi trẻ, tháng 5/ 3021, tr 47 - 40)


III. Sơ đồ tư duy Con hổ có nghĩa

Mẫu 1:

Tác giả - Tác phẩm: Con hổ có nghĩa (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Mẫu 2:

Tác giả - Tác phẩm: Con hổ có nghĩa (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức truyện trung đại Con hổ có nghĩa

Câu hỏi 1: Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải “Con người có nghĩa”.

Lời giải:

* Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng là biện pháp nhân hóa, làm cho hình tượng con hổ trở nên như một con người,

* Nếu đặt là “Con người có nghĩa” thì ý nghĩa của câu chuyện sẽ giảm đi ít phần. Hổ là một con nổi tiếng hung ác, thế mà nó có nghĩa như vậy huống chi là con người.

Câu hỏi 2: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao, khuyến khích điều gì cần có trong cuộc sống con người?

Lời giải:

Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

Câu hỏi 3: Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Lời giải:

- Văn bản này thuộc loại truyện trung đại.

- Có thể chia truyện thành hai đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “thế mới sống qua được” ⟹ truyện con hổ và bà đỡ Trần ở huyện Đông Triều.

+ Đoạn 2: Còn lại ⟹ Truyện con hổ và bác tiều Mỗ ở Lạng Giang.

Câu hỏi 4: Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần (người huyện Đông Triều) với con hổ thứ nhất và giữa bác tiều (ở huyện Lạng Giang) với con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, chi tiết nào em cho là thú vị? Chuyện con hổ với bác Tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Chuyện xảy ra giữa bà đỡ Trần và con hổ thứ nhất

+ Câu chuyện xảy ra thật lạ lùng: hổ đến gõ cửa và cõng bà Trần đi trong đêm, không phải để ăn thịt mà để nhờ bà Trần đỡ đẻ cho hổ cái.

+ Những biểu hiện của hổ đực hết sức cảm động

Cầm tay bà

Nhìn hổ cái nhỏ nước mắt

Khi hổ cái đẻ được, hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con giống y như con người, như một người cha hạnh phúc.

→ Hổ đực biết lo lắng chăm sóc cho vợ.

⇒ Hổ còn biết đền đáp nghĩa tình cho người giúp đỡ mình, còn biết cúi đầu, vẫy đuôi tiễn biệt ân nhân.

- Chuyện xảy ra giữa bác tiều phu và con hổ thứ hai

+ Con hổ trán trắng bị mắc xương, bác tiều phu đã chủ động lấy xương ra cho nó → Điều kì lạ, con hổ biết nghe tiếng người nằm im, há miệng.

+ Hổ đã trả ơn cứu mạng cho bác tiều bằng một con nai.

- So với chuyện con hổ thứ nhất và bà đỡ Trần, ta thấy chuyện con hổ thứ hai và bác tiều phu còn có thêm ý nghĩa mới: Con hổ trán trắng rất tình nghĩa và có tình cảm ân nghĩa thuỷ chung sâu sắc giống như con người.

+ Khi bác tiều phu mất nó tới dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy chung quanh như để nói lời tiễn biệt.

+ Rồi hàng năm hổ còn mang dê hoặc lợn đến để giỗ bác.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Con hổ có nghĩa trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 28/07/2022