logo

Tác giả - Tác phẩm: Trở gió (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Trở gió bao gồm Giới thiệu tác giả Nguyễn Ngọc Tư và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Trở gió - SGK Kết nối tri thức Văn 7

Trở gió


I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Ngọc Tư 

Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại Đầm Dơi, Cà Mau. Là nữ nhà văn trẻ của Hội nhà văn Việt Nam. Với niềm đam mê viết lách, chị miệt mài viết như một cách giải tỏa và thể nghiệm, chị biết rằng chị muốn viết về những điều gần gũi nhất xung quanh cuộc sống của mình. Giọng văn chị đậm chất Nam bộ, là giọng kể mềm mại mà sâu cay về những cuộc đời éo le, những số phận chìm nổi. Cái chất miền quê sông nước ngấm vào các tác phẩm, thấm đẫm cái tình của làng, của đất, của những con người chân chất hồn hậu nhưng ít nhiều gặp những bất hạnh.

Âm thầm đến với văn chương và bừng sáng khi được nhận giải Nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 của NXB Trẻ, Nguyễn Ngọc Tư đã trở thành tâm điểm của sự hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại. Chị đã tiếp tục có những cú nhảy ngoạn mục trên chặng đường văn cùng những tác phẩm được giới chuyên môn đánh giá cao. Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận của chị gây được tiếng vang lớn, nhận được nhiều giải thưởng cũng như chuyển thể thành kịch, phim điện ảnh.

Tác giả - Tác phẩm: Trở gió (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Với những tác phẩm của mình, cô đã đạt được nhiều giải thưởng như:

2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II và giải Mai vàng cho Nhà văn xuất sắc 

2001: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Giải B ở Hội nhà văn Việt Nam

2000: Tác phẩm Ngọn đèn không tắt: Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn Học-Nghệ thuật Việt Nam

2003: Một trong "Mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2002"

2006: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam năm 2006

2018: Tác phẩm Cánh đồng bất tận: giải thưởng LiBeraturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin tại Đức (Litprom) bình chọn. Giải thưởng trị giá 3000 euro. Bên cạnh đó, nữ văn sĩ nhận thêm khoảng 6.000 euro từ các tổ chức khác để thực hiện dự án viết dành cho nữ giới tại Việt Nam. 

2019: Lọt vào Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam 2018 do tạp chí Forbes bình chọn. 


II. Khái quát tác phẩm Trở gió


1. Hoàn cảnh sáng tác

- Trích từ Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (2005)

"Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư" khiến cho người ta thấy rằng nhà văn trẻ có thể biến mọi đề tài "tầm thường" trở thành thời sự. Ẩn sau "giọng nói" trong trẻo, duyên dáng của một cô gái là sự trải nghiệm về thời cuộc, đời sống dân dã và chiều sâu văn hoá của vùng đất cực Nam Tổ quốc..


2. Thể loại

Tạp bút là một thể loại văn học gần giống như tạp văn hay tùy bút với mớ bòng bong, rối rắm chữ nghĩa mà người viết nghĩ gì viết nấy còn người đọc muốn tìm "vàng" thì phải chịu khó "đãi" chữ. Thể loại này được cho là bức "biếm họa bằng chữ", là thể văn tranh đấu, tranh luận, luôn có đối thủ, đối phương (dù là tưởng tượng) xuất hiện trước mắt người viết.


3. Bố cục

Gồm 2 phần:

+ Phần 1: Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”: Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về.

+ Phần 2: Còn lại: Sự mong chờ và tình cảm của tác giả với những cơn gió chướng.


4. Giá trị nội dung

Văn bản Trở gió của Nguyễn Ngọc Tư kể về trận gió chướng (gió mùa) cuối năm với sự biến đổi của cảnh vật cũng như sự thay đổi trong cách cảm, cách nghĩ của con người. Thông qua đó, tác giả thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, mùi vị quê hương chỉ có ở nơi quê nhà Nam Bộ mới có.

Tác giả - Tác phẩm: Trở gió (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm

- Nhiều từ ngữ địa phương, mang đậm phong cách Nam Bộ.

- Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa


6. Sơ đồ tư duy

Tác giả - Tác phẩm: Trở gió (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

7. Tác phẩm Trở gió

Cuộc hẹn của chúng tôi không rõ ràng, mỗi năm gió lại đến bằng một n nhau. Nên vừa bước qua tháng Chín, tôi bắt đầu đời chiếc chuông gió sang cửa sổ phía đông. Cuộc chờ đợi nhiều khi rất dài, đến nỗi quên phứt đi. Để rồi một sớm mai, bỗng nghe hơi thở gió rất gần. Thoạt đầu, âm thanh ảy sẽ sáng từng giọt tình tang thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không. Rồi nó mừng húm, khi nhận ra tôi chẳng, quên được nó bao giờ [...]. Cái chuông gió với những âm thanh mỏng manh trở thành thứ đỏ chơi lãng nhách, chẳng thể hiện nỗi sư hừng hực, dạt dào của nó bây giờ lớn thành một đồng gió, xấp xãi, cuồng quýt xóc vào tấm tôn bên chải đông đã bị đứt đỉnh tử mùa trước. Cồn cào. Nồng nhiệt. Mả thật dịu dàng, Ôi! Gió chướng 

Tôi thường đón gió chướng vẻ với một tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang. Mừng đỏ tôi bực đó. Sao tôi lại chờ đợi nó, chẳng phải năm nào cũng vậy, lúc cảm cây chổi ra quét sân, đứng trong gió đâm địa tôi cũng buồn, buồn muốn chết. Trời ơi, giờ này lả sắp hết năm đây, sắp già thêm một tuổi đây, mình đã kịp sông gì đâu, tay mình vẫn trắng như vảy... Mỗi lần gió vẻ lại cảm giác mình mắt một cái gì đó không RÕ ràng,, không giải thích được, như ai đó đuổi theo đằng, sau, tôi gấp rãi!® ăn, gắp rãi nói, gấp rãi cười, gập dãi khi ngày bắt đầu rụng xuống… 

Nhưng tôi vẫn mong gió chướng về. Sự chờ đợi đã thành. thói quen của thời thơ dại. Khi gió bắt đầu hiu hiu se lạnh, đám con nít nhảy cà tưng”, háo hức vỗ tay cười, vậy là gần được sắm quần áo, đẹp mới rồi (nhà nghèo, cả năm chỉ được dịp nào chứ máy). Gió chướng (và gió bắc) với tôi là gió. Tết, dù từ khi bắt đầu mùa gió đến Tết, mắt gần ba tháng ròng. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cây rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ông thỏi ngọn chướng buồn cha cha là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ứ hự, lụi hui mả hết năm... ". Dường như tâm trạng má khác tôi, những sợi gió cữ như són xăng vào nỗi nghèo túng, sợ không lo nổi một cái Tết tử tế cho cả nhà.

Má, tánh” lo xa. Chứ gió chướng vào mùa thi lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa. Mùi rơm thơm ràn rụa thôi ngang đồng, nỗi buồn lo của má tan  không thành tiếng, tan mau như sương. Đáng chờ đợi lắm, vì mùa gió chướng cũng. là mùa thu hoạch. Gió thổi tạnh ráo những đôi chân suốt một mùa đầm đìa trên đồng bãi. Liệp mía đặt từ hội tháng Hai, tháng Ba, đợi giỏ mới chịu già, nước ngọt và trị, cảm khúc mía trên tay, nghe nặng trịch. Vú sữa chín cây lúc liu, căng bóng, [...] nửa đêm dơi ăn rớt lịch bịch ngoài hè. Còn dưa hấu nữa, ui chao.

L..] Gió chướng với tôi, một đứa bắp bỏm”) văn chương, nó “gợi” khủng khiếp. Tôi vẫn thường hình dung, một mai mình đi xa, xa lắm, xa cả những mùa gió, hoặc đọc, hoặc ai đó nhắc chỉ gọn lỏn hai từ “gió chướng”, ngay lập tức tôi sẽ chết giâc'” trong, nỗi nhớ quê nhà. Vả những hình ảnh quen thuộc hàng hàng lũ lượt hiện ra, những nùi rơm vướng oằn nhánh me, giông bạc hà cháy lá, con nước ròng linh đỉnh 9 lém bờ sông, má đứng rê lúa, trâu bay xả quản vẻ cuối giỏ, vải buông câu quá lửa thắp lửa trên cao, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong răng dừa nước... Trời lúc nào cũng mát liu riu, năng thức rất trẻ, tâm tâm giờ sáng mới thấy mặt trời ngai ngái lơi lơi, nắng, không ra vàng không ra trắng, mây cụm lại rồi rã từng chùm trên đầu.

Ở đó, siêu thị chất đây những đứa hầu, dưa kiệu, dưa hành, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó, có ai bán một mùa giỏ cho tôi?

(Nguyễn Ngọc Tư, Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư,

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 7 - 10)


III. Câu hỏi vận dụng kiến thức tạp bút Trở gió

Câu hỏi 1: Gió chướng được tác giả miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Lời giải:

Nhà văn đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả gió chương, làm cho gió chướng hiện lên sống động, giống như con người: hơi thở gió rất gần; âm thanh ấy sẽ càng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè, như ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không; mừng húm; hừng hực; dạt dào; cồn cào; nồng nhiệt; dịu dàng…

Câu hỏi 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?

Lời giải:

- Biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi”:

+ Vừa mừng vừa bực: "mừng rồi đó, bực rồi đó"

+ Vương vấn những nỗi buồn khó tả.

+ Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian: "sắp già thêm một tuổi, mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được"

+ Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.

- Lí do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:

+ Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.

+ Muà gió chướng cũng là mùa thu hoạch.

+ Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết.

+ Gợi nhắc đến quê hương, gắn liền với quê hương.

Câu hỏi 3: Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

Lời giải:

- Câu văn cuối của văn bản: “Ở đó, siêu thị chất đầy dưa hấu, dưa hành, dưa kiệu, bánh chưng, bánh tét, liệu ở đó có ai bán một mùa gió cho tôi?” gợi cho em suy nghĩ về một cái Tết ấm no, đủ đầy nơi phố thị xa hoa. Tuy nhiên ở nơi xa hoa đó lại không có những kí ức tuổi thơ, không có mùa gió chướng mà nhân vật tôi vẫn mong đợi. Qua đó người đọc thấy được nỗi nhớ quê hương lúc nào cũng thường trực ở nhân vật tôi.

Câu hỏi 4: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản.

Lời giải:

Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.

Câu hỏi 5: Vì sao tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?

Lời giải:

Vì khi gió chướng về cũng là lúc những nông sản bước vào vụ thu hoạch. Lúa thì chín tới, mía cũng kịp già, vú sữa đến độ chín rộ, dưa hấu cũng đủ già để thu hoạch 

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Trở gió trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 26/07/2022