logo

Tác giả - Tác phẩm: Quê hương (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

icon_facebook

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Quê hương bao gồm Giới thiệu tác giả Tế Hanh và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật tác phẩm Quê hương - SGK Kết nối tri thức Văn 7

Quê hương


I. Giới thiệu tác giả Tế Hanh

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh; sinh ngày 20 tháng 6 năm 1921, mất ngày 16 tháng 7 năm 2009; quê ở vạn chài Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi; Cha ông là Trần Tất Tố, theo nghề dạy học và bốc thuốc. Ông có bốn anh em, trong đó người em út là giáo sư - nhạc sĩ Trần Thế Bảo. Thuở nhỏ Tế Hanh học trường làng, trường huyện, sau ra học tại trường Quốc học Huế

Tác giả - Tác phẩm: Quê hương (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Tháng 8 năm 1945, Tế Hanh tham gia Việt Minh, tham gia công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng; và là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công,

Từ năm 1949 cho đến năm 1954, ông ở trong Ban phụ trách Chi hội Văn nghệ Liên khu V.

Sau Hiệp định Genève, 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác ở Hội Văn nghệ.

Năm 1957, Hội nhà văn Việt Nam thành lập, Tế Hanh tham gia Ban Biên tập tuần báo Văn của Hội, và nhiều năm, ông còn là Ủy viên chấp hành và Ban thường vụ của hội.

Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.

Vào những năm 80, ông bị đau mắt và mắt ông mù dần. Từ đó ông bệnh liệt giường lúc mê lúc tỉnh. Ông qua đời vào lúc 12 giờ ngày 16 tháng 7 năm 2009 tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não 


II. Khái quát tác phẩm Quê hương


1. Hoàn cảnh sáng tác

Quê hương” được sáng tác vào năm 1939 khi Tế Hanh được học tại Huế, lúc này trong lòng ông đang mang nỗi nhớ quê hương một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945).

Đó là kỉ niệm sâu đậm một thời niên thiếu và cũng là nguồn cảm hứng viết thơ của ông sau này.


2. Thể loại

Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối, … Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần.


3. Bố cục

Bài thơ được chia làm 4 phần:

- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

- 6 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

- 8 câu tiếp: Cảnh đoàn thuyền cá trở về bến.

- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương.


4. Giá trị nội dung

Tác giả - Tác phẩm: Quê hương (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển.

Hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.

Nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.


5. Đặc sắc nghệ thuật

 - Hình ảnh so sánh, nhân hoá, động từ, tính từ, từ láy, câu cảm thán.

 - Giọng thơ mượt mà, sâu lắng.

 - Bút pháp lãng mạn, thể thơ 8 tiếng.


III. Sơ đồ tư duy bài thơ Quê hương

Mẫu số 1

Tác giả - Tác phẩm: Quê hương (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

Mẫu số 2

Tác giả - Tác phẩm: Quê hương (Tóm tắt, nội dung, nghệ thuật, HCST, sơ đồ tư duy)

IV. Câu hỏi vận dụng kiến thức Quê hương

Câu hỏi 1: Ý nghĩa của bài thơ “Quê hương” là gì?

Lời giải:

- Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả.

Câu hỏi 2: Qua bài thơ “Quê hương”, hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.

Lời giải:

- Thấm đượm trong bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc, bình dị như: chiếc thuyền, cánh buồm, mái chèo,... là những hình ảnh hết sức gần gũi và thân quen với tác giả. Những đồ vật ông chỉ cần nhớ đến đều gợi lên từng kỉ niệm tại quê nhà. Mỗi hình ảnh ông đều miêu tả với tâm thế nâng niu, lưu luyến.

- Con người trong bài thơ được nhắc đến với tình cảm yêu mến, gần gũi, sự kính trọng của một người con xa xứ luôn hướng tới quê nhà.

- Cuộc sống của những người dân chài quanh năm gắn liền với biển cả, gắn liền với chuyến ra khơi và bội thu trở về. Cuộc sống bình dị, yên ả trôi qua trên mảnh đất chài lưới thân yêu của tác giả.

Câu hỏi 3: Trong nỗi nhớ sâu nặng về quê hương, theo em điều gì sâu đậm nhất với tác giả? Nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương?

Lời giải:

Trong nỗi nhớ sâu nặng về quê hương, Tế Hanh mãi nhớ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, nhưng chi tiết sâu đậm nhất lại là: "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá". Cái mùi nồng mặn ấy theo Tế Hanh suối cả cuộc đời, nhắc nhở ông mãi mãi nhớ về quê hương dù ở đâu, làm gì.

=> Có thể thấy hình ảnh quê nhà luôn khắc sâu trong tâm trí của tác giả. Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm và sâu sắc. Mang nỗi lòng của người con xa xứ mà viết ra một bài thơ tươi đẹp, khỏe khoắn, hào hùng với những hình ảnh giản dị, những âm thanh náo nhiệt, sinh động. Khắc họa rõ nét và chân thực hình ảnh người dân làng chài lam lũ, vất vả nhưng vẫn căng tràn sức sống. 

Câu hỏi 4: Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông

Lời giải:

Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống, con người thấm đượm trong từng câu chữ, xuyên suốt chiều dài của tác phẩm. Tế Hanh mãi nhớ “Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi”, “nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm và sâu sắc. Mang nỗi lòng của người con xa xứ mà viết ra một bài thơ tươi đẹp, khỏe khoắn, hào hùng với những hình ảnh giản dị, những âm thanh náo nhiệt, sinh động. Khắc họa rõ nét và chân thực hình ảnh người dân làng chài lam lũ, vất vả nhưng vẫn căng tràn sức sống.  Tác giả phải là một người gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì mới có được những vần thơ xuất thần, độc đáo như vậy. Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào sâu sắc, cùng với nỗi nhớ tha thiết của tác giả với miền biển đầy nắng và gió. Qua đó cũng thể hiện được tài năng và tâm hồn tinh tế, óc quan sát nhạy bén và sức sáng tạo của Tế Hanh đã tạo nên bức tranh làng chài vô cùng sinh động và đẹp đẽ.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả - Tác phẩm Văn 7 Kết nối tri thức

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Quê hương trong bộ SGK Kết nối tri thức theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 11/07/2022 - Cập nhật : 04/10/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads