logo

Tác giả - Tác phẩm: Luật tục xưa của người Ê - đê trang 56 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Luật tục xưa của người Ê - đê bao gồm Giới thiệu tác giả Ngô Đức Thịnh và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Luật tục xưa của người Ê - đê - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Luật tục xưa của người Ê - đê

Tác giả - Tác phẩm: Luật tục xưa của người Ê - đê trang 56 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

GS.TS Ngô Đức Thịnh, sinh năm 1944 tại Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định. Năm 1980, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, năm 2002 được phong hàm Giáo sư. Từ năm 1994 là Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Việt Nam/Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa dân gian. Từ năm 2008 đến nay là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hoá tín ngưỡng Việt Nam (Hội Di sản Văn hóa Việt Nam).

Trong suốt cuộc đời cống hiến cho di sản văn hóa Việt, GS.TS Ngô Đức Thịnh được biết đến là một trong những chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu. Trong đó phải kể đến những công trình nghiên cứu như cuốn "Hát văn" xuất bản năm 1992 và bộ sách gồm 2 tập "Đạo Mẫu ở Việt Nam" được phát hành năm 1996.


2. Tác phẩm

a. Bố cục

Bài đọc được chia thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Về cách xử phạt

Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng

Đoạn 3: Về các tội

b. Nội dung chính

Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định, xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-Đê, chúng ta hiểu rằng: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.

c. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm

- Luật tục: những quy định, phép tắc phải tuân theo trong buôn làng, bộ tộc,…

- Ê-đê: tên một dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây Nguyên

- Song, co: các đơn vị tiền cổ của người Ê-đê; hai song bằng một co

- Tang chứng: sự vật, sự việc chứng tỏ hành động phạm tội

- Nhân chứng: người làm chứng

- Trả lại đủ giá: trả lại đủ số lượng và giá trị


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Luật tục xưa của người Ê - đê

Câu 1: Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?

Lời giải:

Người xưa đặt ra luật tục nhằm để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.

Câu 2: Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội.

Lời giải:

Những việc mà người Ê-đê xem là có tội là: tội không hỏi cha mẹ, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.

Câu 3: Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.

Lời giải:

Những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng là:

- Tội nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song), chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co). Người phạm tội là người bà con, anh em cũng xử vậy.

- Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay, lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao... của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội.

- Nhân chứng: phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì đối chứng mới có giá trị.

Câu 4: Hãy kể tên một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.

Lời giải: 

Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật thương mại, Luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật Giáo dục, Luật giao thông đường bộ, Luật bảo vệ môi trường,   Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em….. 

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Luật tục xưa của người Ê - đê trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022