logo

Tác giả - Tác phẩm: Cửa sông trang 74 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Cửa sông bao gồm Giới thiệu tác giả Quang Huy và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Cửa sông - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Chú đi tuần

Tác giả - Tác phẩm: Cửa sông trang 74 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

Nhà thơ Quang Huy sinh ngày 5.6.1937, có tên khai sinh là Nguyễn Quang Huy. Quê gốc: xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng,tỉnh Hải Dương. Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1978).

Quang Huy đã từng học ở Khu học xá TƯ (Trung Quốc) và từng dạy học ở – Nghệ An. Trong những năm 1975, ông làm biên tập viên ở NXB Văn học (Trưởng ban). Sau giữ chức Giám đốc kiêm Tổng biên tập NXB Văn hóa thông tin.


2. Tác phẩm

a. Bố cục

Bài được chia làm 6 đoạn: Mỗi khổ là 1 đoạn

b. Nội dung chính

Bài thơ nói về cửa sông, một nơi rất đặc biệt vì có nước từ biển hòa cùng nước sông tạo thành vùng nước lợ, cho tôm cá phong phú, cuộc sống ấm no. Cửa sông là nơi giao lưu giữa đất liền, núi non với biển cả.

c. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm

- Cửa sông: Nơi sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác

- Bãi bồi: khoảng đất bồi ven sông, ven biển

- Nước ngọt: nước không bị nhiễm mặn

- Sóng bạc đầu: sóng lớn, ngọn sóng có bọt tung trắng xóa

- Nước lợ: Nước pha trộn giữa nước ngọt và nước mặt thường có ở vùng cửa sông giáp biển

- Tôm rảo: Một loài tôm sống ở vùng nước lợ, thân nhỏ và dài


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Cửa sông

Câu 1: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì hay?

Lời giải:

Khổ đầu: Tác giả dùng từ ngữ nói về nơi sông chảy ra biển: là cửa, không then khoá, cũng không khép lại bao giờ.

Cách nói rất đặc biệt: cửa sông là một cái cửa nhưng khác cửa thường (có then, có khoá), cửa sông ở đây lại không có then cũng không có khoá. Cách dùng từ ngữ đó gọi là chơi chữ.

Câu 2: Theo bài thơ, cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?

Lời giải:

Trong khổ thơ thứ hai, ba, bốn: tác giả dùng từ ngữ nói về cửa sông là một địa điểm đặc biệt.

⟶ Nơi dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt “ùa” ra biển rộng, nơi nước biển “tìm” về với đất liền, nơi giao hoà giữa nước ngọt với nước mặn tạo thành vùng nước lợ.

⟶ Nơi hội tụ nhiều tôm cá cũng là nơi hội tụ nhiều thuyền câu ⟶ nơi những con tàu kéo còi giã từ mặt đất, nơi tiễn người ra khơi...

Câu 3: Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về "tấm lòng" của cửa sông đối với cội nguồn?

Lời giải:

Khổ thơ cuối: tác giả dùng những hình ảnh nhân hoá: giáp mặt với biển rộng/cửa sông chẳng dứt cội nguồn/Bỗng nhớ vùng núi non ⟶ cho thấy “tấm lòng” của cửa sông không quên nguồn cội.


Câu hỏi vận dụng

Câu hỏi: Em sẽ làm gì để bảo vệ các dòng sông khỏi bị ô nhiễm?

Lời giải:

- Xử lí nước thải công nghiệp, nông nghiệp,... trước khi đưa vào sông; 

- Không đổ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt xuống sông.

 - Khi phát hiện có hành vi đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện cần báo cho chính quyền địa phương để kịp thời xử lí.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Cửa sông trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022