logo

Tác giả - Tác phẩm: Phong cảnh Đền Hùng trang 68 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Phong cảnh Đền Hùng bao gồm Giới thiệu tác giả Đoàn Minh Tuấn và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Phong cảnh Đền Hùng - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Phong cảnh Đền Hùng

Tác giả - Tác phẩm: Phong cảnh Đền Hùng trang 68 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

Đoàn Minh Tuấn bút danh là Huy Minh, sinh năm 1932 tại làng Mỹ Khuê- Sơn Mỹ, Tịnh Khuê, Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, là nhà văn người Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1974), hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam (1982).

Ngày 19-6 năm 2011, tại Cung văn hóa lao động TPHCM (55B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra buổi tọa đàm Nhà văn Đoàn Minh Tuấn- cuộc đời và trang viết để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 và 60 năm cầm bút của ông.

Tác phẩm văn học của Đoàn Minh Tuấn được trích in trong Sách Giáo Khoa Lớp 5 như Phong cảnh đền Hùng- sách Tiếng Việt 5 tập 2 và Một sáng thu xưa- sách Tiếng Việt 5 tập 2, trích từ tập bút ký Núi sông hùng vĩ.

Tác phẩm Núi sông hùng vĩ và Em đội viên mắt sáng cũng được Đài tiếng nói Việt Nam cho phát sóng trong chương trình đọc truyện dành cho Thiếu nhi ở thập niên 80,90 (thế kỷ 20).


2. Tác phẩm

a. Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến treo chính giữa

Đoạn 2: Từ Lăng của các vua Hùng đến đồng bằng xanh mát

Đoạn 3: Phần còn lại

b. Nội dung chính

Bài đọc miêu tả phong cảnh đền Hùng, nằm bên núi Thượng. Nơi đây vừa có phong cảnh núi non hùng vĩ, vừa là nơi lưu giữ những câu chuyện cổ về cha ông ta ngày trước.

Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

c. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm

- Đền Hùng: Đền thờ các vua Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh, thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

- Nam quốc sơn hà: ý trong bài chỉ Tổ quốc Việt Nam

- Bức hoành phi: tấm gỗ sơn son thiếp vàng có khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm cỡ lớn, thường treo ngang ở gian giữa nhà để thờ hoặc trang trí

- Ngã Ba Hạc: nơi sông Lô chảy vào sông Hồng

- Ngọc phá: sách ghi chép lai lịch, thân thế, sự nghiệp của những người được người đời kính trọng, tôn thờ.

- Đất Tổ: chỉ khu vực đền Hùng hoặc chỉ chung tỉnh Phú Thọ, nơi các vua Hùng bắt đầu sự nghiệp dựng nước.

- Chi: một nhánh trong dòng họ


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Phong cảnh Đền Hùng

Câu 1: Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?

Lời giải:

Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.

Câu 2: Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng.

Lời giải:

Các Vua Hùng là những người lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay vài nghìn năm.

Câu 3: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.

Lời giải:

Những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng là: có những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm dập dờn bay lượn, bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh.

Câu 4: Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó.

Lời giải:

Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, các truyền thuyết đó là Sơn Tinh - Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Sự tích trăm trứng, Bánh chưng bánh giầy

* Giải thích:

- Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước.

- Núi Sóc Sơn gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng - một truyền thuyết về chống giặc ngoại xâm

- Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

- Đền Trung là nơi thờ Tổ vua Hùng, tương truyền đây là nơi vua Hùng thứ 6 đã gọi các con về núi Nghĩa Lĩnh tại nơi đây chọn người tài nối ngôi - Nên có liên quan đến truyện Bánh chưng bánh giầy.

- Đền Hạ gợi nhớ đến Sự tích trăm trứng. Theo truyền thuyết, đây là nơi Lạc Long Quân đã đưa Âu Cơ từ động Lăng Xương về.

Câu 5: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?

        "Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba."

Lời giải:

Là câu ca dao nhắc nhở mọi người Việt Nam dù đi đâu, về đâu, làm gì cũng không quên được ngày giỗ Tổ, không được quên nguồn cội của mình.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Phong cảnh Đền Hùng trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022