logo

Tác giả - Tác phẩm: Chú đi tuần trang 51 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Chú đi tuần bao gồm Giới thiệu tác giả Trần Ngọc và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Chú đi tuần - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Chú đi tuần

Tác giả - Tác phẩm: Chú đi tuần trang 51 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

- Nhà báo Trần Ngọc - tác giả bài thơ “Chú đi tuần


2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Sau hiệp định Geneve 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã lựa chọn một số con em cán bộ, gia đình chính sách… đưa ra Bắc để bảo vệ, nuôi dạy. Đây là những “hạt giống đỏ” của miền Nam được đào tạo, bồi dưỡng nhằm phục vụ cho sự nghiệp của đất nước sau này. Giai đoạn,1954-1975 đã có  32.000 học sinh miền Nam trên đất Bắc. Thời điểm ấy Hải Phòng còn được gọi là Thành phố của học sinh miền Nam. với hai phần ba số học sinh miền Nam được đưa ra miền Bắc. Có nhiều, rất nhiều những thông tin về sự kiện này; song có một bài thơ của Trần Ngọc lưu lại được khoảng khắc dễ rung động nhất với hồi ức của những học sinh miền Nam xưa. Bài thơ là tấm lòng của người lính, của Hải Phòng và miền Bắc với máu thịt của đồng bào bên kia giới tuyến gửi về với tất cả niềm tin và hy vọng…

Bài thơ Chú đi tuần được đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 9, ra tháng 3-1956, có tiêu đề là “Đêm nay đi tuần”, viết tháng Giêng cùng năm, với lời đề: “Thân yêu tặng các cháu học sinh miền Nam”. Bài thơ được đưa vào sách giáo khoa lớp 3 cũng năm ấy rồi sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2 (Nxb Giáo dục) những năm sau này với tựa đề mới là “Chú đi tuần”.

b. Bố cục

- Bài được chia làm 4 đoạn: Mỗi khổ là 1 đoạn

c. Nội dung chính

Người chiến sĩ đi tuần giữa đêm khuya, gió rét, khi mọi người đã yên giấc ngủ. Tác giả đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em học sinh để ngợi ca những chiến sĩ tận tụy, hy sinh, quên mình vì hạnh phúc của các em.

d. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm

- Học sinh miền Nam: Học sinh là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954 – 1975).

- Đi tuần: Đi để quan sát, xem xét tình hình trong một khu vực nhằm giữ gìn trật tự, đề phòng bất trắc.


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Chú đi tuần

Câu 1: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?

Lời giải:

Người chiến sĩ đi tuần giữa đêm khuya, gió rét, mọi người đều đã yên giấc ngủ say.

Câu 2: Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả bài thơ muốn nói lên điều gì?

Lời giải:

Tác giả bài thơ muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tuỵ, quên mình vì hạnh phúc trẻ thơ.

Câu 3: Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào?

Lời giải:

Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu học sinh được thể hiện qua các từ ngữ và chi tiết:

- Tình cảm:

+ Từ ngữ: Xưng hô thân mật (chú, cháu, các cháu ơi) các từ "yêu mến", "lưu luyến"

+ Các chi tiết: hỏi thăm "giấc ngủ có ngon không", dặn "cứ yên tâm ngủ nhé", tự nhủ tuần tra "để giữ mái ấm nơi cháu nằm".

- Mong ước: thể hiện trong chi tiết: “Mai các cháu học hành tiến bộ. Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay” ..

Câu 4: Học thuộc lòng những câu thơ em thích.

- HS học thuộc lòng

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Chú đi tuần trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022