logo

Tác giả - Tác phẩm: Lập làng giữ biển trang 36 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

Khái quát Tác giả - Tác phẩm: Lập làng giữ biển bao gồm Giới thiệu tác giả Trần Nhuận Minh và hoàn cảnh sáng tác, thể loại, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật, của tác phẩm Lập làng giữ biển - SGK Tiếng Việt 5. Bài viết sẽ giúp các em học sinh cũng như thầy cô giáo trong việc học, giảng dạy và có những bài soạn giáo án đặc sắc.

Tác giả - Tác phẩm: Lập làng giữ biển

Tác giả - Tác phẩm: Lập làng giữ biển trang 36 Tiếng Việt 5 (Tóm tắt, HCST, nội dung, bố cục, sơ đồ tư duy)

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1. Tác giả

Nhà thơ Trần Nhuận Minh, sinh ngày 20.08.1944, lúc mới làm thơ lấy bút danh là Trần Bình Minh, Quê gốc: thôn Điền Trì, xã  Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trần Nhuận Minh sinh trưởng trong một gia đình nông dân, là anh ruột nhà thơ Trần Đăng Khoa. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trần Nhuận Minh chọn nghề dạy học (1962-1969), sau đó hoạt động sáng tác, làm biên tập tạp chí Người vũng mở và sách của Hội văn nghệ Quảng Ninh nhiều năm. Hiện ông công tác tại Hội văn nghệ Quảng Ninh. Nhà thơ đã được nhận Giải thưởng văn học của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam năm 1980 với tập thơ Âm điệu một văng đất, năm 1990 với tập thơ Nhà thơ áp tải, năm 1997 với tập thơ Nhà thơ và họa cỏ, Giải thưởng văn học thiếu nhi của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (1979) với tập truyện vừa Trước mùa mưa bão. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.


2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Có một tiểu thuyết được Trần Nhuận Minh hoàn thành từ trước thập kỷ 80, nhưng hoàn toàn bỏ bẵng đâu mất. Thế rồi năm 1999, khi có cuộc thi viết cho thiếu nhi, em trai ông là nhà thơ Trần Đăng Khoa mới nhắc anh: “Trước đây, anh có cái văn xuôi, mô tả thằng bé vừa ngủ dậy, còn mắt nhắm mắt mở, đã leo tót lên song cửa sổ, đái vo vo ra mặt sông, anh còn nhớ không, cái ấy cũng được đấy…”. Tác phẩm mà nhà thơ Trần Đăng Khoa nhắc đến, chính là tiểu thuyết Hòn đảo phía chân trời với đoạn trích Lập làng giữ biển của nhà thơ Trần Nhuận Minh được chọn in trong SGK lớp 5 (bộ mới).

Đoạn trích Lập làng giữ biển thuộc phần khởi đầu của tác phẩm, nói về việc vận động những ngư dân đi giữ đảo xa. Có một điều thú vị mà ít người biết, ấy là đoạn trích này nằm trong một tác phẩm đã bị quên lãng tới 20 năm trên gác xép.

b. Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến Người ông như tỏa ra hơi muối

Đoạn 2: Từ Bố Nhụ vẫn nói đến thì để cho ai?

Đoạn 3: Từ Ông Nhụ bước ra võng đến quan trọng nhường nào

Đoạn 4: Phần còn lại

c. Nội dung chính

Phản ánh rõ khát vọng và quyết tâm của người dân chài, muốn xây dựng và phát triển một làng quê mới trù phú, đông vui trên đảo.

d. Từ cần giải nghĩa trong tác phẩm

- Ngư trường: Vùng biển có nhiều tôm cá, thuận tiện cho việc đánh bắt

- Vàng lưới: Bộ lưới gồm nhiều tấm, có phao, chì, dùng để đánh bắt cá và các hải sản khác.

- Lưới đáy: Lưới đánh cá ăn chìm ở dưới đáy sông, vùng giáp biển

- Lưu cữu: Để cố định đã lâu, không thay đổi


II. Câu hỏi vận dụng kiến thức tác phẩm Lập làng giữ biển


Câu hỏi đoạn 1

Câu hỏi: Bài văn có những nhân vật nào?

Lời giải:

Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn. Đây là ba thế hệ trong một gia đình.

Câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?

Lời giải:

Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.


Câu hỏi đoạn 2

Câu hỏi: Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?

Lời giải:

Việc lập làng mới ngoài đảo rất có lợi, theo lời bố Nhụ: ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.

Câu hỏi: Bố Nhụ nói: Con sẽ họp làng- chứng tỏ ông là người như thế nào?

Lời giải:

Chứng tỏ bố Nhụ phải là cán bộ lãnh đạo làng, xã.


Câu hỏi đoạn 3

Câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ.

Lời giải:

Những chi tiết cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ là:

Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.


Câu hỏi đoạn 4

Câu hỏi: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?

Lời giải:

Về kế hoạch của bố, Nhụ nghĩ là Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời. Nhụ tin kế hoạch của bố và mơ tưởng đến làng mới.

>>> Xem trọn bộ: Tác giả, tác phẩm Tiếng Việt 5

------------------------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Khái quát về Tác giả - Tác phẩm: Lập làng giữ biển trong bộ SGK Tiếng Việt 5. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài giới thiệu về tác giả tác phẩm. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 16/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022