Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã hội loài người cho nên nó cũng trải qua những chặng đường khúc khuỷu, quanh co, cũng phải theo những quy luật như quá trình phát triển của loài người. Nhìn lại toàn bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ, có thể thấy những bước như sau: ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hoá dân tộc và ngôn ngữ cộng đồng tương lai.
- Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là thị tộc. Một số thị tộc kết hợp thành bộ lạc. Các bộ lạc liên kết thành các bộ tộc hay liên minh bộ lạc. Các dân tộc hiện được hình thành từ các bộ tộc, bộ lạc như thế.
- Ngôn ngữ phát sinh và phát triển cùng với xã hội loài người tuân theo quy luật thống nhất hoặc phân li gồm: ngôn ngữ bộ lạc, ngôn ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc, ngôn ngữ văn hóa dân tộc, ngôn ngữ cộng đồng tương lai.
a. Ngôn ngữ bộ lạc và những biến thể của nó
- Ở chế độ công xã nguyên thủy tồn tại các cộng đồng XH là thị tộc và bộ lạc. Mỗi bộ lạc cư trú trên một lãnh thổ và có một ngôn ngữ chung, có đặc điểm XH - văn hóa chung. Đây là ngôn ngữ đầu tiên, là tiếng nói chung của cả bộ lạc.
- Ngôn ngữ phát triển theo 2 xu hướng:
+ Xu hướng chia cắt, phân li: khi bộ lạc phát triển đến một mức nào đó, có một bộ phận tách ra, sống phân tán nơi khác, dần trở thành bộ lạc độc lập và nảy sinh ngôn ngữ có sự khác biệt so với ngôn ngữ gốc, tạo thành thành ngữ & phương ngữ (trong phương ngữ có thành ngữ)
+ Xu hướng hợp nhất: Đó là sự liên minh giữa các bộ lạc nên có sự tiếp xúc ngôn ngữ nhưng vẫn chịu ảnh hưởng ngôn ngữ gốc và ít nhiều có biến đổi.
b. Ngôn ngữ khu vực
Sự hình thành dân tộc và ngôn ngữ dân tộc di n ra là cả một quá trình và có những bước quá độ. Trước khi thống nhất thành ngôn ngữ chung của toàn dân tộc đã diễn ra sự thống nhất ngôn ngữ trong phạm vi từng khu vực. Ngôn ngữ khu vực chính là bước quá độ trên con đường phát triển ngôn ngữ dân tộc tạo nên những mối quan hệ giao lưu về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị giữa các dân tộc trong khu vực. Ngôn ngữ khu vực là phương tiện giao tiếp chung của tất cả mọi người trong một vùng, không phân biệt thị tộc, bộ lạc.
c. Ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của nó
Sự phát triển của dân tộc và nhà nước đẩy mạnh sự thống nhất kinh tế, chính trị, văn hóa … tăng cường mở rộng quan hệ giữa các quốc gia và đòi hỏi phải có ngôn ngữ chung cho toàn xã hội , ngôn ngữ dân tộc ra đời.
Ngôn ngữ dân tộc mỗi nơi, mỗi thời kì khác nhau. Ngôn ngữ dân tộc hình thành trong thời kì có giai cấp vẫn tồn tại biến thể địa phương.
Ví dụ ngôn ngữ dân tộc người Việt có MQH ngôn ngữ dân tộc với các phương ngữ trong dân tộc Việt Nam, vì:
- Ngôn ngữ dân tộc được xây dựng trên cơ sở ban đầu của 1 phương ngữ (v ng trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa...); VD ở Việt Nam, khu vực Hà Nội là nơi thể hiện đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ tiếng Việt.
- Ngôn ngữ dân tộc xây dựng trên cơ sở t ng hòa có chọn lọc từ các phương ngữ khác nhau. Các quốc gia vẫn có những phương ngữ vẫn tồn tại c ng ngôn ngữ dân tộc.
d. Ngôn ngữ văn hóa và các biến thể của nó
- Khi ngôn ngữ dân tộc phát triển, xây dựng ngôn ngữ văn hóa. Đó là ngôn ngữ được trau chuốt, tinh luyện, đạt đến chuẩn mực XH và được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống XH, giáo dục, văn hóa, khoa học. Ngôn ngữ văn hóa được hình thành trong lòng ngôn ngữ dân tộc.
- Vậy, ngôn ngữ văn hóa là ngôn ngữ hoạt động theo quy tắc chặt ch được gọi là chuẩn ngôn ngữ, nó tồn tại nhiều phong cách khác nhau như: CNN sinh hoạt, CNN khoa học, PCNN hành chính – công vụ, CNN chính luận, CNN báo chí, CNN nghệ thuật có đặc điểm mang đặc trưng của nhiều CNN. Ngôn ngữ văn hóa dưới hình thức nói và viết và tuân thủ chuẩn mực ngôn ngữ của dân tộc.
e. Ngôn ngữ cộng đồng tương lai
Hiện nay, các nhà NC ngôn ngữ có những dự đoán về ngôn ngữ trong cộng đồng tương lai là:
- Các ngôn ngữ hòa nhập vào nhau tạo thành một ngôn ngữ chung thống nhất dựa vào liên minh giữa các ngôn ngữ hiện đại. VD các thuật ngữ khoa học mang tính quốc tế.
- Một số người dự đoán đi theo con đường tạo ra ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc. Tiếng Việt là ngôn ngữ của cả dân tộc Việt Nam. Tiếng Đức là phương tiện giao tiếp các dân tộc v ng biển Ban Tích. Một số ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Đức được Hiến chương Liên hợp quốc ghi nhận là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế.
- Các ngôn ngữ không được dùng làm ngôn ngữ quốc tế thì s củng cố tiếng mẹ để của mình và học thêm một ngôn ngữ quốc tế.
a. Ngôn ngữ biến đổi từ từ, liên tục không đột biến
Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục và không đột biến. Nó phát triển kế thừa và bảo tồn những cái đã có. Mỗi chế độ XH mới, thế hệ mới đều sử dụng ngôn ngữ vốn có.
b. Sự phát triển không đồng đều giữa các mặt
Ngôn ngữ phát triển không đều ở các đơn vị của nó. Trong đó, lĩnh vực về từ vựng (từ) biến đổi nhanh và nhiều hơn; còn ngữ âm và ngữ pháp biến đổi chậm hơn.
a. Những nhân tố khách quan
- Sự biến đổi ngôn ngữ từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng tương lai là quá trình phát triển về chức năng và cấu trúc của nó về các phương diện ngữ âm – từ vựng – ngữ pháp.
- Sự phát triển ngôn ngữ do những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội quy định và theo sát lịch sử - xã hội. Đó là những nhân tố khách quan ảnh hưởng sự PT của ngôn ngữ.
- Ngoài ra, hình thức cộng đồng dân tộc, trình độ văn hóa, dân số, thể chế nhà nước, tốc độ phát triển kinh tế các dân tộc láng giềng cũng là yếu tố khách quan… Tất cả đều là yếu tố khách quan bên ngoài.
b. Những nhân tố chủ quan
Là yếu tố con người trong sự phát triển của ngôn ngữ. Thể hiện chính sách đối với ngôn ngữ gắn liền quy luật phát triển ngôn ngữ và phát triển xã hội.