Câu hỏi: Những kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ là?
Trả lời:
* Quan hệ ngữ đoạn (quan hệ tuyến tính, quan hệ ngang, quan hệ kết hợp)
- Các yếu tố ngôn ngữ kết hợp với nhau tạo thành một chuỗi xảy ra theo trật tự tuyến tính (chuỗi thời gian lần lượt các yếu tố xuất hiện) thì các yếu tố đó nằm trong QH ngữ đoạn.
- QH ngữ đoạn là QH giữa các yếu tố kế cận, cùng hiện diện trong một đơn vị ngôn ngữ hay trong chuỗi lời nói. Các yếu tố có QH ngữ đoạn với nhau luôn cùng một cấp độ trực tiếp kết hợp với nhau để tạo đơn vị cấp độ cao hơn.
- Cơ sở của quan hệ này là tính tuyến tính của ngôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối kết với nhau lần lượt trong thời gian tuyến tính xảy ra để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn. Các đơn vị đồng hạng liên kết với nhau để tạo đơn vị lớn hơn theo trật từ tuyến tính thời gian xảy ra tạo thành quan hệ ngữ đoạn.
- Trên trục tuyến tính chỉ có những đơn vị đồng hạng (các đơn vị thuộc cùng một cấp độ) thì mới trực tiếp kết hợp với nhau. Ví dụ âm vị kết hợp âm vị tạo hình vị; hình vị kết hợp hình vị tạo từ; từ kết hợp với từ tạo câu...
* Quan hệ hệ hình (hàng dọc, liên tưởng)
- Là quan hệ giữa các yếu tố không cùng hiện diện với nhau, nhưng có những thuộc tính nào đó giống nhau, do đó gợi ra những sự liên tưởng đối với nhau, về nguyên tắc chúng có thể thay thế cho nhau được ở cùng một vị trí trong chuỗi hình tuyến của ngôn ngữ. Nghĩa là quan hệ hệ hình là quan hệ giữa các yếu tố có thể thay thế cho nhau được trong cùng vị trí của chuỗi lời nói.
Ví dụ: Nhân dân (quân đội, công nhân, nông dân, thanh niên…) ta rất anh hùng (dũng cảm, cần cù, thông minh, sáng tạo…). Các từ nhân dân, quân đội, công nhân, nông dân, thanh niên có quan hệ hệ hình với nhau nên có thể thay thế cho nhau. Tương tự ta có các từ anh hùng, dũng cẩm, cần cù, thông minh, sáng tạo. Tập hợp các yếu tố có quan hệ hệ hình với nhau tạo nên một hệ hình.
- Mối quan hệ giữa quan hệ ngữ đoạn và quan hệ hệ hình:
+ QH ngữ đoạn biểu diễn trục ngang.
+ QH liên tưởng biểu diễn trục dọc.
+ Các yếu tố trong QH liên tưởng có thể thay thế cho nhau và thuộc về c ng một loại, một hệ thống nhỏ (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa). Do đó, QH liên tưởng là cơ sở cho sự lựa chọn yếu tố khi sử dụng.
* Quan hệ cấp độ (quan hệ tôn ti)
Sự sắp xếp thứ từ các đơn vị ngôn ngữ từ cao -> thấp. Vậy, các yếu tố ngôn ngữ nằm ở các cấp độ khác nhau. Quan hệ cấp độ thể hiện các đơn vị ngôn ngữ cấp độ cao hơn bao hàm đơn vị ngôn ngữ cấp thấp. Hoặc ngược lại các đơn vị cấp thấp làm thành phần của đơn vị cấp cao hơn. Quan hệ cấp độ thể hiện ở hai loại quan hệ: quan hệ bao hàm và quan hệ thành tố. Quan hệ bao hàm là quan hệ giữa các đơn vị cấp bậc cao hơn với đơn vị cấp bậc thấp. Đơn vị cấp cao hơn bao giờ cũng hàm chứa các đơn vị bậc thấp hơn trong lòng của nó.
Xét về từ thấp đến cao, ta có quan hệ thành tố. Các đơn vị bậc thấp bao giờ cũng là thành tố tạo nên đơn vị cao hơn. Thành tố nhỏ nhất là âm vị tạo nên hình vị...