Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu phức tạp bao gồm các yếu tố đồng loại và không đồng loại, với số lượng không xác định. Những hệ thống tín hiệu nhân tạo như hệ thống đèn giao thông, biển chỉ đường, quân hiệu, quân hàm v.v… chỉ bao gồm một số tương đối hạn chế các yếu tố đồng loại.
- Khái niệm: Tín hiệu là một hình thức vật chất kích thích vào giác quan của con người làm cho người ta nghĩ tới một cái gì ngoài hình thức vật chất đó.
- Trong cuộc sống, con người sử nhiều phương tiện giao tiếp với nhau, ví dụ: vẫy tay, tiếng chuông trong nhà trường, hệ thống đèn giao thông, trong đó có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ cũng là tín hiệu mang đặc điểm của tín hiệu nói chung.
Ví dụ: hệ thống đèn giao thông bao gồm:
(1) Chùm đèn gồm 3 đèn, 3 mầu sáng khác nhau, tác động cơ quan thị giác của con người, hệ thống đèn này là yếu tố vật chất con người sử dụng để gắn cho nó một nội dung để hiểu và thực hiện theo, người ta gọi yếu tố vật chất này là cái biểu hiện (cái biểu đạt) – CBH.
(2) Yếu tố vật chất này gợi ra ý nghĩa cụ thể con người quy ước và ngầm hiểu với nhau: đèn đỏ (dừng lại), đèn xanh (được đi), đèn vàng (chuẩn bị hoặc đi chậm), người ta gọi là cái được biểu hiện CĐBH (cái biểu đạt);
+ Phải là một dạng vật chất mà con cảm nhận được bằng giác quan (CBH) – là yếu tố vật chất.
+ Phải gợi ra một cái gì đó khác không phải là chính nó, tức là biểu thị một cái gì khác (CĐBH) – là yếu tố tinh thần.
Tín hiệu phải nằm trong hệ thống nhất định. VD: Đèn đỏ có giá trị biểu đạt "dừng lại" khi nó nằm trong hệ thống đèn giao thông, nếu tách khỏi hệ thống này nó không còn ý nghĩa biểu đạt "dừng lại" nữa...
* Một vật nào đó trở thành tín hiệu khi nó nằm trong hệ thống; nếu ở ngoài hệ thống nó không còn là tín hiệu; hoặc 1 vật, trong hệ thống này nó có giá trị biểu đạt 1 ý nghĩa (ND) nào đó, nhưng nó nằm trong hệ thống khác thì nó biểu đạt 1 ý nghĩa (ND) khác.
a. Tín hiệu: có 2 mặt rõ rệt, hai mặt đó có mối quan hệ với nhau. Căn cứ vào đặc điểm vật lí của CBĐ, ta có:
- Tín hiệu thị giác
- Tín hiệu thính giác
- Tín hiệu xúc giác, vị giác căn cứ vào nguồn gốc, ta có:
- Tín hiệu tự nhiên: có 2 mặt nhưng không phải con người định ra: mây, mưa...
- Tín hiệu nhân tạo: có 2 mặt con người định ra và quy ước để biểu đạt một cái gì đó: bản đồ, tiếng trống;
b. Căn cứ vào tính chất của MQH giữa 2 mặt của tín hiệu, ta có:
- Các dấu hiệu: CBĐ là 1 bộ phận, 1 thuộc tính của CĐBĐ (dấu hiệu): vết chân trên cát - dấu hiệu có người đi qua; tiếng kêu của chim - dấu hiệu có chim đâu đây; vân tay - dấu hiệu có người để tay trên vật nào đó...
- Hình hiệu: Hình ảnh về MQH giữa CBĐ và CĐBĐ nên ch ng có nét tương đối giống nhau (hình ảnh), nhờ đó, người ta lấy cái nọ biểu đạt cho cái kia theo lối mô phỏng: bức chân dung con người - hình ảnh của 1 con người cụ thể ; bản đồ, ...
- Ước hiệu: MQH giữa CBĐ và CĐBĐ hoàn toàn do con người quy ước.
Ngôn ngữ thuộc ước hiệu và có tính quy ước cao trong MQH giữa CBĐ (âm thanh) và CĐBĐ (ý nghĩa) của từ.