Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST, sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. Dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen là lặp đoạn. Đoạn NST được lặp lại sẽ làm tăng số lượng gen.
A. Mất đoạn
B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn
Trả lời:
Đáp án đúng: C. Lặp đoạn
Dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen là lặp đoạn. Đoạn NST được lặp lại sẽ làm tăng số lượng gen.
Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.
Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh (vật lí, hóa học; do rối loạn trao đổi chất nội bào, làm cho NST bị đứt gãy và do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của các crômatit.
Đột biến cấu trúc NST bao gồm các loại sau đây:
Dựa vào bảng trên, ta thấy dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen là lặp đoạn. Đoạn NST được lặp lại sẽ làm tăng số lượng gen và làm mất cân bằng gen trong hệ gen.
>>> Xem thêm: Loại đột biến NST nào làm tăng kích thước tế bào?
Câu 1: Khi nói về NST giới tính ở người, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y đều không mang gen
B. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y , các gen tồn tại thành từng cặp
C. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính, gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y
D. Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y , gen tồn tại thành từng cặp alen
Đáp án : C
Giải thích: Trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và Y, có tồn tại gen. Gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X thì sẽ không có alen tương ứng trên Y và ngược lại
Câu 2: Ở lúa có 2n = 24. Có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một?
A. 25
B. 23
C. 26
D. 48
Đáp án : B
Thể một 2n-1 = 23. Vậy trong 1 tế bào sinh dưỡng có 23 NST
Câu 3: Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam nội (3n) bằng phương pháp nào sau đây ?
A. Cho lai giữa các cây dâu lưỡng bội (2n) với nhau tạo ra hợp tử và xử lí 5- brom uraxin (5BU) ở những giai đoạn phân bào đầu tiên của hợp tử để tạo ra các giống dâu tam bội (3n)
B. Đầu tiên tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai với dang lưỡng bội (2n) để tạo ra giống dâu tam bội (3n)
C. Tạo ra giống dâu tứ bội (4n), sau đó cho lai các giống dâu tứ bội với nhau để tạo ra giống dâu tam bội (3n)
D. Xử lí 5-brom uraxin (5BU) lên quá trình giảm phân của giống dâu lưỡng bội (2n) để tạo ra giao tử 2n, sau đó cho giao tử này thụ tinh với giao tử n để tạo ra giống dâu tam bội (3n)
Đáp án : B
Giải thích: Đầu tiên cần tạo ra giống tứ bội 4n
Lai giống tứ bội 4n với giống lưỡng bội 2n
Giống tứ bội 4n sẽ cho giao tử lưỡng bội 2n kết hợp với giao tử n của giống lưỡng bội sẽ cho ra hợp tử 3n
Hợp tử 3n phát triển thành cây tam bội 3n
Câu 4: Một trong những đặc điểm của các gen ngoài nhân ở sinh vật nhân thực là
A. Luôn tồn tại thành từng cập alen
B. Chỉ mã hóa cho các protein tham gia cấu trúc NST
C. Không được phân phối đều cho các tế bào con
D. Không bị đột biến dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
Đáp án : C
Giải thích: Gen ngoài ở sinh vật nhân thực thường nằm trong ti thể (lục lạp), do đó, trong quá trình giảm phân, sự phân chia tế bào chất không đồng đều dẫn đến các gen không được phân phối đều cho các con.
Câu 5: Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số NST có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài cây này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 7
B. 18
C. 9
D. 24
Đáp án : A
Giải thích: 8 nhóm gen liên kết <=> 2n = 16
Thể ba của loài là 2n+1 = 17
Kì giữa nguyên phân, các NST ở trạng thái kép, chưa phân li nên trong tế bào có 17 NST
Trên đây Top lời giải đã cùng bạn tìm hiểu về các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có được những kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.