Nước không có vai trò đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra vì thụ tinh kép là hoạt động sống có ở thực vật có hoa, là một điểm ưu việt giúp sinh vật thích nghi. Nước cũng không kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra vì nước là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp. Vậy “Nước không có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật?” Hãy cùng Top lời giải trả lời câu hỏi dưới đây!
Có bao nhiêu ý sai? Đó là những ý nào?
I. Quyết định sự phân bố thực vật trên Trái Đất
II. Là thành phần bắt buộc của bất kì tế bào sống nào
III. Là dung môi hòa tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ.
IV. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất.
V. Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra.
VI. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
VII. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.
VIII. Kết hợp với CO2 tạo H2CO3 , kích thích quang hợp xảy ra.
A. 1.
B. 2
C. 0
D. 3.
Đáp án: B. 2 (V, VIII)
Nước không đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra và không kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra.
I – Đúng. Vì: lượng nước phân bố trên trái đất không đều theo không gian và theo thời gian là yếu tố quyết định sự phân bố của thực vật.
II – Đúng. Vì: nước tham gia vào nhiều hoạt động sống và là thành phần không thể thiếu của tế bào.
III – Đúng. Vì: nước có tính phân cực nên nước có khả năng hoà tan các chất phân cực.
IV – Đúng. Vì: nhiều quá trình nước đóng vai trò là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng như quá trình quang hợp.
V – Sai. Vì: thụ tinh kép là hoạt động sống có ở thực vật có hoa, là một điểm ưu việt giúp sinh vật thích nghi. Đặc điểm này không phải vai trò của nước.
VI – Đúng. Vì: sự vận chuyển của dòng nước trong cơ thể cũng như quá trình thoát hơi nước giúp nhiệt độ bao quanh cơ thể được duy trì khá ổn định.
VII – Đúng. Vì: khi tế bào no nước thì thể thích sẽ tăng lên. Từ đó giúp căng bề mặt của lá và giúp cây cứng cáp hơn.
VIII – Sai. Vì: Nước là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp còn nước không có vai trò kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra.
Nước không có vai trò đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra vì thụ tinh kép là hoạt động sống có ở thực vật có hoa, là một điểm ưu việt giúp sinh vật thích nghi. Nước cũng không kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra vì nước là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp.
>>> Xem thêm: Vai trò của nước đối với tế bào?
Câu 1: Nơi nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là vị trí nào?
A. Tế bào lông hút
B. Tế bào biêu bì
C. Tế bào nội bì
D. Tế bào vỏ
Đáp án đúng: C
Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ , nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua tế bào nội bì.
Câu 2: Trong cây có các dạng nước nào?
A. Nước tự do
B. Nước liên kết
C. Nước tự do và nước liên kết
D. Nước cứng
Đáp án đúng: C
Trong cây có 2 dạng nước là: nước tự do và nước liên kết.
Câu 3: Cơ chế nào đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên?
A. Lực liên kết giữa các phân tử nước phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ
C. Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch
D. Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước
Đáp án đúng: A
Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch gỗ, phải thắng khối lượng cột nước.
Câu 4: Các con đường thoát hơi nước ở lá là những con đường nào?
A. Qua khí khổng và cutin
B. Qua khí khổng
C. Qua cutin
D. Qua hệ rễ tiếp xúc với đất, không khí
Đáp án đúng: A
Giải thích: Có 2 con đường thoát hơi nước qua lá.
- Con đường qua bề mặt lá - qua cutin:
+ Có vận tốc nhỏ và không được điều chỉnh.
+ Con đường này chủ yếu xảy ra ở lá còn non. ở lá già, lớp cutin dày, thoát hơi nước xảy ra chủ yếu ở khí khổng.
- Con đường thoát hơi nước qua khí khổng.
+ Con đường này có vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
Câu 5: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào?
A. Hấp thụ khuyếch tán và thẩm thấu
B. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động
C. Điện li và hút bám trao đổi
D. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ
Đáp án đúng: B
Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo 2 hình thức chủ động và thụ động.