logo

Ý nghĩa của việc nhận thức bản chất và chức năng của ngôn ngữ với việc dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học?

icon_facebook

Câu hỏi: Ý nghĩa của việc nhận thức bản chất và chức năng của ngôn ngữ với việc dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học?

Trả lời:

Ngôn ngữ vừa tồn tại trong trạng thái tĩnh như một hệ thống – kết cấu tiềm ẩn trong năng lực ngôn ngữ của mỗi người, đồng thời nó cần phải hoạt động để thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ giao tiếp nên dạy tiếng Việt tiểu học là gắn với bản chất và chức năng của ngôn ngữ.

Ý nghĩa của việc nhận thức bản chất và chức năng của ngôn ngữ với việc dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học?

* Môn Tiếng Việt ở trường tiểu học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là môn học dạy HS công cụ, phương tiện để các em giao tiếp, học tập và tư duy hàng ngày.

Tiếng Việt là môn học độc lập chiếm thời lượng nhiều nhất trong chương trình Tiểu học với nhiệm vụ cung cấp tri thức tiếng Việt góp phần phát triển xã hội và phát triển ngôn ngữ. HS tiểu học nắm được hệ thống các đơn vị tiếng Việt và quy tắc của chúng giúp các em tạo ra những sản phẩm giao tiếp đa dạng phong phú góp phần đắc lực trong sự phát triển ngôn ngữ và tư duy ở các em.

* Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là nguyên tắc phổ biến hiện nay ở bậc tiểu học nhằm chỉ rõ chức năng giao tiếp của ngôn ngữ trong xã hội. 

- Theo quan điểm này là dạy học hướng vào việc phân tích quá trình tạo lời nói và lĩnh hội lời nói, phân tích các yếu tố liên quan đến tạo lời nói. Mục đích cuối cùng học sinh sử dụng thuần thục 4 kĩ năng nghe – nói – đọc – viết tiếng Việt.

- Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt tiểu học thể hiện trong nội dung và dạy học bộ môn.

Về nội dung: 

- Đó là kiến thức về tiếng Việt nói chung bao gồm hệ thống các đơn vị tiếng Việt và quy tắc s dụng tiếng Việt, ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, các nhân tố trong hoạt động giao tiếp.

- Đặc biệt, quan điểm giao tiếp trong dạy học  tiếng Việt còn chú trọng đến cách sử dụng từ, câu trong giao tiếp. Các kĩ năng này thuộc về 2 quá trình của hoạt động giao tiếp là: Một là kĩ năng sản sinh ngôn bản dạng nói (phát âm, ngữ điệu, sử dụng từ ngữ, nghi thức lời nói…) và dạng viết (dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết văn bản…). Hai là kĩ năng tiếp nhận và lĩnh hội văn bản chính là rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản, nghe và hiểu nội dung câu nói/ bài nói.

Về phương pháp dạy – học: 

- Khi dạy – học cần đặt ngôn ngữ và các yếu tố của nó trong hoạt động giao tiếp. Trong dạy tiếng Việt vừa chú ý kiến thức về tiếng Việt vừa chú ý đến sử dụng kiến thức đó trong hoạt động giao tiếp và chỉ ra giá trị, hiệu quả của nó trong hoạt động giao tiếp.

- Quán triệt quan điểm giao tiếp, sau khi dạy lí thuyết về tiếng Việt (từ ngữ, ngữ pháp) cần củng cố, mở rộng bằng các bài tập thực hành phong phú, đa dạng, đưa kiến thức vừa học vào tình huống giao tiếp mới nhằm củng cố khắc sâu kiến thức cho các em, đồng thời rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt hướng học sinh vào các hoạt động sản sinh ngôn bản hay tiếp nhận ngôn bản.

- Tăng cường hoạt động luyện tập – thực hành tiếng việt là yếu tố vận dụng có hiệu quả quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt.            

* Dạy tiếng Việt ở trường tiểu học cần chú ý nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy. 

Dạy tiếng Việt chú trọng rèn luyện các thao tác của tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh… phát triển HS tư duy lô gic và các phẩm chất của tư duy (cụ thể,  trừu tượng, ghi nhớ, suy luận, phán đoán…). Dạy tiếng Việt cho học sinh là phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, dạy nghĩa từ, dạy cách sử dụng từ không tách rời việc  rèn luyện tư duy ở các em.

icon-date
Xuất bản : 21/05/2022 - Cập nhật : 21/05/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads