Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được hệ thống mang tính pháp luật và tính đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội. Vậy pháp luật được hình thành trên cơ sở nào? Cùng Top lời giải tìm hiểu về Pháp luật nhé.
A. Quan điểm chính trị
B. Chuẩn mực đạo đức
C. Quan hệ kinh tế - xã hội
D. Quan hệ chính trị - xã hội
Trả lời:
Đáp án đúng: B. Chuẩn mực đạo đức
Pháp luật được hình thành trên cơ sở chuẩn mực đạo đức
Pháp luật bao gồm các yếu tố như:
- Pháp luật là các quy tắc xử sự chung được được hình thành trên cơ sở chuẩn mực đạo đức, áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
- Đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng, chủ thể không có quyền lựa chọn thực hiện hay không. Vì pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện.
- Quá trình hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận của Nhà nước đối với những tập quán ban đầu đã có sẵn được nâng lên thành pháp luật.
- Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội để quản lý một xã hội chuẩn mực về đạo đức, khi xã hội đã phát triển quá phức tạp, xuất hiện những giai cấp mang lợi ích đối lập với nhau. Pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước, là công cụ quan trọng để thực hiện quyền lực của nhà nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và duy trì địa vị. Cả nhà nước và pháp luật đều là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp.
>>>Xem thêm: Pháp luật có mấy đặc điểm
Câu 1: Pháp luật là
A. Các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành hoặc công nhận
B. Các hệ thống chuẩn mực, được quy định trong Hiến pháp, do Nhà nước thừa nhận
C. Các quy tắc xử sự chung, do nhà nước thừa nhận trên những chuẩn mực của đời sống
D. Các quy tắc xử sự chung của mọi người, do nhà nước ban hành, được áp dụng ở phạm vi nhất định
Đáp án: A
Câu 2: Đâu là bản chất của pháp luật Việt Nam?
A. Tính giai cấp và tính xã hội.
B. Tính giai cấp và tính chính trị
C. Tính xã hội và tính kinh tế.
D. Tính kinh tế và tính xã hội
Đáp án: A
Câu 3: Pháp luật mang bản chất của xã hội vì
A. Pháp luật là cơ sở đảm bảo an toàn trật tự xã hội
B. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội
C. Pháp luật góp phần hoàn chỉnh hệ thống xã hội
D. Pháp luật đem đến một hệ thống chính trị hoàn chỉnh
Đáp án: B
Câu 4: Nhận định nào sai khi nói về vai trò của pháp luật?
A. Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước
B. Pháp luật là phương tiện đề nhà nước quản lí kinh tế, xã hội
C. Pháp luật tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập mối quan hệ giữa các nước.
D. Pháp luật là phương tiện để nhân dân bảo vệ quyền chính đáng của mình.
Đáp án: C
Câu 5: Tính cưỡng chế của pháp luật được thể hiện:
A. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử phạt hành chính
B. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị áp dụng hình phạt
C. Những hành vi vi phạm pháp luật đều có thể bị áp dụng biện pháp chế tài
D. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý kỷ luật
Đáp án: C
Trên đấy Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi “Pháp luật được hình thành trên cơ sở nào?”. Qua bài viết hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích về pháp luật, chúc các bạn học tập thật tốt!