Câu trả lời đúng nhất:
Sự phân biệt lao động và sức lao động được hiểu như sau: Lao động và sức lao động có nhiều điểm khác nhau, điểm khác nhau cơ bản nhất là Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. … Như vậy tựu chung lại có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người
Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
Theo C.Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.
Để sức lao động trở thành hàng hóa cần đáp ứng hai điều kiện sau:
– Một là người lao động được tự do về thân thể.
– Hai là người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động.
* Giá trị hàng hóa sức lao động
Giá trị hàng hoá sức lao động được quyết định bởi lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động; gồm 3 bộ phận hợp thành:
- Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người lao động;
- Chi phí đào tạo người lao động;
- Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cho gia đình người lao động.
Giá trị hàng hóa sức lao động khác hàng hóa thông thường ở chỗ: giá trị hàng hóa sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử.
* Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu của người mua - tiêu dùng nó trong quá trình lao động tạo ra hàng hoá; chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của người công nhân làm thuê; giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là một giá trị sử dụng đặc biệt.
Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt. Nó góp phần tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Theo đó người lao động luôn cố gắng tạo ra những kết quả lao động tốt nhất. Từ đó để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng lao động.
- Hàng hóa sức lao động được hình thành từ con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng. Nó phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.
- Người lao động có nhiều nhu cầu cần được đáp ứng. Đáp ứng về cả vật chất lẫn tinh thần, được khuyến khích và tôn trọng.
- Việc cung cấp hàng hóa đặc biệt phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt. Ví dụ như nhận thức, tâm lý, văn hóa, môi trường sinh hoạt, khu vực địa lý,…
Hàng hóa sức lao động là một dạng hàng hóa đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện. Bao gồm sự tự do và nhu cầu mua bán của sức lao động. Để người lao động an tâm làm việc và sản xuất thì người sử dụng lao động phải đáp ứng được những nhu cầu phù hợp. Như là về tâm lý, văn hóa, khu vực địa lý,… để họ tạo ra hiệu quả lao động tốt và giá trị thặng dư cao…
– Để trở thành hàng hóa, sức lao động cần đáp ứng các điều kiện như đã nêu ở trên.
– Hàng hóa sức lao động được hình thành bởi con người với những nhu cầu đa dạng và phức tạp của con người. Các nhu cầu đó toàn diện bao gồm cả vật chất và tinh thần phù hợp với quá trình phát triển của xã hội.
Nhu cầu vật chất của con người rất đa dạng để đáp ứng các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, sinh sống,…. Bên cạnh đó, công nhân còn mong muốn đáp úng các nhu cầu về tinh thần như giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… Thậm chí, việc cung cấp hàng hóa sức lao động của con người còn phụ thuộc vào các nhu cầu thực tế khác như tâm lý, nhận thức, văn hóa, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,… Trong khi đó, xã hội luôn vận động và phát triển dẫn đến các nhu cầu của con người ngày càng nâng cao.
– Đặc biệt, hàng hóa sức lao động được coi là hàng hóa đặc biệt mang yếu tố tinh thần và lịch sử đồng thời tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội. Bởi, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có điểm ưu điểm đặc biệt mà không hàng hóa nào có được, đó là trong quá trình sử dụng, chúng không những bảo tồn được giá trị mà còn tạo được giá trị lớn hơn, gọi là giá trị thặng dư.
>>> Xem thêm: Sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực là
Sự phân biệt lao động và sức lao động được hiểu như sau: Lao động và sức lao động có nhiều điểm khác nhau, điểm khác nhau cơ bản nhất là Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. … Như vậy tựu chung lại có thể hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người
Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó. Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Phân biệt lao động và sức lao động và tìm hiểu thêm kiến thức tham khảo về Hàng hóa sức lao động. Hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích, chúc các bạn học tập thật tốt!