Ngôn ngữ học là một trong những môn học quan trọng nhất trong các môn thuộc khoa học nhân văn, là môn học nền tảng, có liên quan và chi phối nhiều môn học khác. Ngôn ngữ học không chỉ cần thiết cho mọi lĩnh vực mà nó còn ngày càng thể hiện vai trò và vị thế của một ngành khoa học chuyên sâu. Vậy “Ứng dụng của ngôn ngữ học là gì?”. Cùng Top lời giải tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
a. Chức năng chỉ nghĩa
- Ngôn ngữ được dùng để chỉ chính sự vật, hiện tượng tức là làm vật thay thế chúng. Nói cách khác, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng có thễ tồn tại khách quan, làm cho con người có thể nhận thức được ngay cả khi chúng không có trước mặt, tức là ở ngoài phạm vi của nhận thức cảm tính. Các kinh nghiệm lịch sử xã hội loài người cũng được cố định lại, tồn tại và truyền đạt lại cho các thế hệ sau là nhờ ngôn ngữ. chính vì vậy chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng chỉ nghĩa của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng làm phương tiện tồn tại, truyền đạt và nắm vững kinh nghiệm xã hội- lịch sử loài người.
- Những điều nói trên cho thấy ngôn ngữ của con người khác hẳn tiếng kêu của con vật và về bản chất, con vật không có ngôn ngữ.
b. Chức năng thông báo
Chức năng thông báo còn gọi là chức năng giao tiếp. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể thông báo cho nhau, giao tiếp với nhau. Nhờ có chức năng này mà con người biết được họ cần xử sự, hành động như thế nào cho phù hợp với hoàn cảnh, môi trường hoặc quan hệ xã hội. Thông qua nội dung nhip điệu của ngôn ngữ, con người có thể biểu đạt hoặc tiếp nhận những trạng thái cảm xúc tình cảm cá nhân. Tuy nhiên khả năng biểu cảm của ngôn ngữ rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Cùng một nội dung, nhưng với nhịp điệu và âm điệu diễn tả khác nhau người ta có thể biểu đạt những tình cảm cảm xúc khác nhau. Do đó khi đánh giá chức năng tho6ng báo của ngôn ngữ chúng ta cần chú ý đến tính biểu cảm của ngôn ngữ. Vì nó có thể điều chỉnh mạnh mẽ hành vi của con người.
Ví dụ: Đang trên đường đến trường đi học, có bạn thông báo: "hôm nay nghỉ học”, sau khi tiếp nhận thông tin đó ta lập tức thay đổi hoạt động của mình thay vì đi đến trường.
c. Chức năng khái quát hoá
Ngôn ngữ không chỉ một sự vật, hiện tượng riêng rẽ,mà chỉ một lớp, một loại các sự vật, hiện tượng có chung thuộc tính bản chất, chính nhờ vậy , nó là một phương tiện đắc lực của hoạt động trí tuệ(tri giác, tưởng tượng,trí nhớ, tư duy..).
Hoạt động trí tuệ bao giờ cũng có tính chất khái quát, và không thể tự diễn ra, mà phải dùng ngôn ngữ làm phương tiện, công cụ. ở đây ngôn ngữ vừa là công cụ tồn tại của hoạt động trí tuệ, vừa là công cụ để cố định lại các kết quả của hoạt động này, do đó hoạt động trí tuệ có chỗ dựa tin cậy để tiếp tục phát triển, không bị lặp lại và không bị đứt đoạn.
Chức năng khái quát hoá của ngôn ngữ còn được gọi là chức năng nhận thức hay chức năg làm công cụ hoạt động trí tuệ.
=> Trong ba chức năng của ngôn ngữ, chức năng thông báo là chức năng cơ bản nhất, chi phối các chức năng khác. Bởi lẽ, chỉ có trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người mới đồng thời phát ra và thu nhận thông tin, qua đó thu nhận được tri thức về hiện thực khách quan. Khi thu nhận được các tri thức về hiện thực khách quan, con người mới có cơ sở từ đó hình thành động cơ, tiến hành các hoạt động nhằm đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu mong đợi. Thực chất chức năng khái quát là một quá trình giao tiếp, ở đây là giao tiếp với chính mình. Còn chức năng chỉ nghĩa là điều kiện để thực hiện hai chức năng còn lại.
* Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng dạy tiếng mẹ đẻ:
Ngôn ngữ học ảnh hưởng đến việc dạy học tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) như sau:
- Dạy ngôn ngữ là dạy ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp d ng làm phương tiện giao tiếp.
- Dạy lời nói là dạy những phương thức hình thành và biểu đạt ý nghĩa bằng ngôn ngữ thể hiện trong giao tiếp.
- Dạy hoạt động lời nói là dạy quá trình giao tiếp qua các hình thức khác nhau của lời nói (gián tiếp, trực tiếp…)
* Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng vào dịch thuật:
Các nhà ngôn ngữ phân biệt 3 hình thức dịch:
+ Dịch trong cùng một ngôn ngữ là giải nghĩa các kí hiệu này bằng các kí hiệu khác trong c ng ngôn ngữ. Hiện tượng các từ có cùng phạm trù ngữ nghĩa như: “bệnh viên” có thể dịch thành “y viện”, “ bệnh xá”, “ nhà thương”…
+ Dịch qua ngôn ngữ khác. Từ “bệnh viện” dịch sang tiếng háp là “hopital” thành “hospital” tiếng Anh;
+ Dịch qua hệ thống tín hiệu khác. Từ “bệnh viện” có thể minh họa bằng dấu chữ thập đỏ (+).
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác như: Lôgic học (vận dụng khái niệm của lô gic học vào ngôn ngữ như khái niệm, biểu tượng, phán đoán, ngoại diên, quan hệ lôgic…), Tâm lí học (hành vi nói năng, sự phát triển lời nói của trẻ…), Sinh lí học (hoạt động nói năng của con người, cấu tạo các âm của lời nói, bộ máy phát âm…), Sử học (các hiện tượng ngôn ngữ trong lịch sử), Dân tộc học (ngôn ngữ là một đặc trưng cơ bản của dân tộc), Văn học (Ngôn ngữ là chất liệu của văn học, nghiên cứu văn học là nghiên cứu ngôn ngữ và ngược lại)…