Ngôn ngữ học ngày nay là một phần quan trọng của văn hóa thế giới bởi tính hữu dụng của nó. Ngôn ngữ học có sự đa dạng của các ngành bao gồm các nghiên cứu cụ thể về ngôn ngữ và một số ngành nghiên cứu giao tiếp hoặc ngôn ngữ viết, ngôn ngữ nói. Dưới đây là bài khái quát về Ngôn ngữ học và các phân ngành, bộ môn của nó, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Ngôn ngữ học là ngành khoa học nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ. Cụ thể hơn, Ngôn ngữ học là lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ một cách khách quan dựa trên những cứ liệu quan sát được và xử lý theo những nguyên tắc, phương pháp được xây dựng trong phạm vi một lý thuyết nhất định, qua đó nêu ra các quy tắc cấu tạo, hoạt động và biến đổi của các đơn vị ngôn ngữ. Hiện nay, Ngôn ngữ học không dừng lại ở việc nghiên cứu hàn lâm, chuyên sâu mà còn áp dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như: báo chí, truyền thông, quảng cáo, biên tập, công nghệ cao, quản trị văn phòng…
a. Các phân ngành của ngôn ngữ học
Người ta phân chia thành hai phân ngành ngôn ngữ học là:
- Ngôn ngữ học đồng đại: Nghiên cứu một trạng thái nào đó của ngôn ngữ trong giai đoạn hiện tại (còn gọi là ngôn ngữ học miêu tả), thể hiện trục AB - những hiện tương đồng thời liên quan SVHT đang tồn tại.
- Ngôn ngữ học lịch đại: Nghiên cứu ngôn ngữ trong sự biến đ i lịch s của nó, thể hiện trục CD - những hiện tượng kế tục, xem xét SVHT trong một khoảng thời gian nhưng trên đó có tất cả SVHT ở trục AB với những thay đ i của nó.
Quan điểm này theo F. Saussure so sánh đồng đại và lịch đại ví như lát cắt ngang và dọc của thân cây để thấy được các thớ gỗ và quan hệ các thớ gỗ của thân cây.
b. Các bộ môn của ngôn ngữ học
Theo sự phân chia các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, Ngôn ngữ học bao gồm 3 bộ phận chính: Ngữ âm học, Từ vựng học, Ngữ pháp học.
- Ngữ âm học: Ngữ âm học nghiên cứu mặt âm thanh của ngôn ngữ. Bao gồm thuộc tính về âm học (cao độ, trường độ, âm sắc…), thuộc tính về cấu âm (bộ máy phát âm), mặt xã hội (quy đinh, giá trị cộng đồng người s dụng ngôn ngữ), mối quan hệ giữa âm thanh và chữ viết.
- Từ vựng học: Từ vựng học NC từ và đơn vị tương đương với từ (cụm từ cố định, thành ngữ, quán ngữ) trong các ngôn ngữ. Về từ gồm khái niệm, đặc điểm, đơn vị cấu tạo, ý nghĩa của từ, quan hệ nghĩa của từ, các kiểu từ xét theo cấu tạo và phạm vi s dụng, quan hệ ngữ nghĩa, hiện tương chuyển nghĩa. Trong Từ vựng học còn hình thành một số phân môn như: từ nguyên, ngữ nghĩa học, danh học và từ điển học…
- Ngữ pháp học: NC các cách thức, các quy tắc, phương diện cấu tạo từ và câu. Chia thành Từ pháp học NC phương diện cấu tạo từ (từ loại, đặc điểm từ loại..) và C pháp học NC cụm từ và câu
- Ngoài 3 bộ phận trên, ngôn ngữ còn có ngành NC về các phương diện khác của ngôn ngữ như: Ngữ pháp văn bản, hong cách học (tu từ học), hương ngữ học, Ngữ dụng học.